Nâng Cấp Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Từ Cột B Lên Cột A
Đã kiểm duyệt nội dung
Việc nâng cấp hệ thống xử lý nước thải từ cột B lên cột A đồng nghĩa với việc tăng cường, nâng cao hiệu quả xử lý để nước thải sau xử lý đáp ứng các yêu cầu về xả thải theo quy định. Nếu bạn đang có nhu cầu nâng cấp hệ thống xử lý nước thải thì bạn có thể tham khảo một số thông tin về việc này qua nội dung dưới đây.
1. Tiêu chuẩn nước thải cột A khác cột B như thế nào?
Đầu tiên chúng ta cần hiểu là tiêu chuẩn nước thải cột A và cột B khác nhau, trong đó cột A yêu cầu cao hơn về chất lượng nước đầu ra. Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn cột A sẽ an toàn với môi trường hơn.
Vì vậy, quy trình công nghệ xử lý nước thải cột A cũng phức tạp hơn so với tiêu chuẩn nước thải cột B. Đó có thể là một quy trình gồm nhiều bước và cải tiến các công nghệ hiện hữu. Ví dụ về tiêu chuẩn nước thải cột A và cột B đối với nước thải sinh hoạt qua bảng dưới đây.
Bảng quy chuẩn QCVN 14: 2008/BTNMT về nước thải sinh hoạt
TT |
Thông số |
Đơn vị |
Giá trị C |
|
A |
B |
|||
1 |
pH |
- |
5 - 9 |
5 - 9 |
2 |
BOD5 (200C) |
mg/l |
30 |
50 |
3 |
Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) |
mg/l |
50 |
100 |
4 |
Tổng chất rắn hòa tan |
mg/l |
500 |
1000 |
5 |
Sunfua (tính theo H2S) |
mg/l |
1.0 |
4.0 |
6 |
Amoni (tính theo N) |
mg/l |
5 |
10 |
7 |
Nitrat (NO3-) (tính theo N) |
mg/l |
30 |
50 |
8 |
Dầu mỡ động, thực vật |
mg/l |
10 |
20 |
9 |
Tổng các chất hoạt động bề mặt |
mg/l |
5 |
10 |
10 |
Phosphate (PO43-) (tính theo P) |
mg/l |
6 |
10 |
11 |
Tổng Coliforms |
MPN/ 100ml |
3.000 |
5.000 |
Qua bảng trên có thể thấy, các thông số ô nhiễm của cột A ở mức thấp của cột B. Vì vậy, đòi hỏi quy trình xử lý cũng phải phức tạp hơn để đưa các thông số về ngưỡng cho phép.
2. Tại sao phải nâng cấp hệ thống xử lý nước thải từ cột B lên cột A?
Nâng cấp hệ thống xử lý nước thải từ cột B lên cột A có thể làm tiêu tốn một khoản chi phí của doanh nghiệp, song việc này cũng mang lại nhiều lợi ích như sau:
- Giúp doanh nghiệp tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật: Lý do đầu tiên chắc chắn là để tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật về xả thải. Việc này là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp hoạt động bền vững, lâu dài.
- Chất lượng nước đầu ra đáp ứng tiêu chuẩn quy định: Khi nước thải đã đạt tiêu chuẩn quy định theo cột A, doanh nghiệp có thể xả ra môi trường mà không lo bị phạt hoặc được phép đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung nhất là tại các khu công nghiệp.
- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường, mở rộng cơ hội phát triển: Việc nâng cao chất lượng nước thải sau xử lý sẽ tăng cường bảo vệ môi trường sinh thái và sức khỏe cộng đồng, đồng thời cũng giúp tăng cường hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp trước khách hàng, đối tác, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng cơ hội phát triển thị trường.
- Tiết kiệm chi phí về lâu dài: Thay vì phải đầu tư, xây dựng lại một hệ thống hoàn toàn mới thì có thể tận dụng từ hệ thống hiện tại nhưng vẫn đảm bảo chất lượng nước đầu đạt tiêu chuẩn cột A.
3. Chi tiết công việc nâng cấp hệ thống xử lý nước thải
Hạng mục công việc chi tiết cải tạo hệ thống xử lý nước thải từ cột B lên cột A tại mỗi nơi là không giống nhau do tùy thuộc vào hiện trạng hệ thống, dưới đây là một số quy trình chung khi thực hiện cải tạo hệ thống xử lý nước thải.
3.1. Đánh giá và kiểm tra hiện trạng hệ thống xử lý nước thải
Trước khi tiến hành lên kế hoạch cải tạo hệ thống xử lý nước thải, đơn vị chuyên môn sẽ kiểm tra tình trạng của hệ thống, công việc này có thể bao gồm:
- Kiểm tra, phân tích, đánh giá chất lượng nước thải đầu vào và đầu ra.
- Kiểm tra, rà soát, đánh giá lại việc vận hành các hạng mục công trình của hệ thống xử lý nước thải.
- Kiểm tra tình trạng hoạt động của máy móc, thiết bị trong hệ thống.
- Kiểm tra khả năng hoạt động, hiệu quả xử lý nước thải của vi sinh vật trong các bể sinh học.
- Đánh giá lưu lượng nước thải và khả năng xử lý của hệ thống.
- Đánh giá công nghệ xử lý hiện tại.
3.2. Thiết kế phương án nâng cấp hệ thống xử lý nước thải
Sau khi đã nắm rõ về hiện trạng hệ thống, đơn vị chuyên môn sẽ thiết kế phương án nâng cấp, cải tạo hệ thống xử lý nước thải. Các công việc có thể bao gồm:
- Thiết kế công nghệ xử lý mới hoặc thêm công nghệ xử lý vào công nghệ hiện tại.
- Tính toán lại chế độ vận hành của hệ thống.
- Tính toán, thiết kế thêm các bể xử lý.
- Tính toán, bổ sung thêm số lượng máy móc, thiết bị trong hệ thống.
- Tính toán, bổ sung khối lượng vi sinh, hóa chất cho các quá trình xử lý.
3.3. Tiến hành nâng cấp, cải tạo hệ thống
Bước tiếp theo là triển khai các hạng mục cần cải tạo theo kế hoạch. Một số công việc thường gặp là:
- Tháo dỡ đường ống, thiết bị, máy móc hoặc các bể xử lý đã hư hỏng, xuống cấp.
- Vệ sinh sạch sẽ các bể xử lý và các khu vực sắp thi công.
- Xây dựng, lắp đặt thêm các bể xử lý.
- Thay thế máy móc, thiết bị hư hỏng.
- Bổ sung thêm máy móc, thiết bị trong hệ thống xử lý nước thải.
- Nuôi cấy vi sinh, khởi tạo hệ thống.
- Tăng cường thêm quy trình xử lý bằng bằng cách trang bị thêm cột lọc, màng lọc tiên tiến.
- Bổ sung hóa chất xử lý.
- Bố trí nhân sự chuyên môn phụ trách việc vận hành hệ thống.
- Chạy thử nghiệm và điều chỉnh.
Trên đây là một số công việc phổ biến khi nâng cấp hệ thống xử lý nước thải từ cột B lên cột A.
Doanh nghiệp nên lưu ý là việc vận hành sau khi cải tạo cũng đóng vai trò then chốt ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước đầu ra. Vì vậy, việc đào tạo nhân sự chuyên môn cao và linh hoạt nắm bắt, xử lý tình huống trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải là hết sức quan trọng. Trên thực tế đã không ít trường hợp doanh nghiệp tốn một khoản chi phí lớn để cải tạo hệ thống xử lý nước thải nhưng khi đi vào vận hành nước thải vẫn không đạt tiêu chuẩn cột A do người vận hành không có chuyên môn hoặc không nắm rõ quy trình.
Từ kinh nghiệm nâng cấp nhiều hệ thống xử lý nước thải, Môi trường Hợp Nhất xin chia sẻ một số thông tin về việc này để các bạn tham khảo. Nếu bạn cũng đang có nhu cầu nâng cấp hệ thống xử lý nước thải từ cột B lên cột A, hãy liên hệ trực tiếp Môi trường Hợp Nhất qua Hotline: 0938.857.768 hoặc ĐỂ LẠI CÂU HỎI để được tư vấn thông tin chi tiết hơn.