Sử dụng năng lượng sạch trong ngành nuôi trồng thủy sản
Đã kiểm duyệt nội dung
Trong nuôi trồng và xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản, nguồn năng lượng tiêu tốn nhiều nhất chủ yếu phục vụ cho giai đoạn bơm nước, quạt nước, sục khí, hút bùn, quan trắc môi trường cùng các hoạt động khác.
Điều quan trọng là cần thay thế và sử dụng nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo để phát triển ngành thủy sản. Vấn đề này còn đảm bảo giảm tải cho hệ thống điện quốc gia, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện, tiết kiệm chi phí vận hành cũng như giảm phát thải khí CO2.
1. Nuôi trồng thủy sản cần quá nhiều năng lượng
Theo đánh giá của ngành điện quốc gia, thủy sản là lĩnh vực tốn nhiều năng lượng nhất với tốc độ tăng trưởng bình quân điện là 10,8%. Do đó mà việc cung cấp điện vẫn còn gặp nhiều hạn chế.
Một số hạn chế của ngành thủy sản:
- Quá trình quy hoạch chưa hoàn thiện nên chưa có sự phối hợp của hạ tầng cung cấp điện, quản lý và sử dụng năng lượng an toàn và hiệu quả.
- Chủ yếu sử dụng nguồn điện thắp sáng để chạy quạt kéo nước cung cấp oxy cho thủy sản.
- Nhiều cơ sở còn dùng thiết bị như cánh quạt, motor và trục quay tốn quá nhiều điện năng.
- Hiện nay lưới điện 1 pha chưa thể đáp ứng nhu cầu sử dụng điện 3 pha của các cơ sở nuôi trồng.
- Quá trình nuôi tôm với công suất lớn thường làm mất cân bằng nên làm gia tăng tổn thất điện năng cũng như ảnh hưởng đến điều kiện vận hành lưới điện.
Trong ngành thủy sản, nuôi tôm sử dụng điện cao nhất. Nếu thiếu điện không thể vận hành quạt nước, sục khí nên tôm, cá dễ bị chết ngạt do không được cung cấp đủ nguồn oxy. Điều đặc biệt là giá thành năng lượng điện tái tạo không có sự biến động quá lớn so với nguồn năng lượng truyền thống nhờ vậy mà chi phí đầu tư cũng giảm theo.
2. Có nên sử dụng năng lượng tái tạo?
Ở các tỉnh miền Nam và ĐBSCL, tình trạng thiếu điện diễn ra thường xuyên nên rất dễ ảnh hưởng đến chất lượng tôm, cá. Vì thế cần xây dựng dự án năng lượng tái tạo như điện mặt trời, năng lượng gió phù hợp với quy mô nuôi trồng. Theo đó, nguồn năng lượng này đáp ứng nhu cầu cấp điện sản xuất, giảm chi phí sản xuất và thúc đẩy phát triển ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng bền vững và ổn định hơn.
Trong khi Việt Nam vẫn còn loay hoay với hàng tá giải pháp, thiếu quỹ đất và bị tác động bởi BĐKH thì các quốc gia trên thế giới đã thành công ứng dụng năng lượng tái tạo. Ở Canađa người ta đã áp dụng điện mặt trời còn ở Thái Lan xây dựng hệ thống điện mặt trời phao nổi trên ao nuôi.
Hiện nay, Việt Nam đã ứng dụng thử điện mặt trời trong nuôi tôm công nghiệp ở Bạc Liêu và Cà Mau. Thay vì dùng diesel, người ta xây dựng hệ thống thiết bị với tấm thu năng lượng mặt trời chuyển đến bình ắc quy. Và nguồn điện trong bình ắc quy sẽ cung cấp cho thiết bị thổi khí để phân bố oxy đều trong nước. Mô hình này được đánh giá có tuổi thọ cao và không phát thải khí nhà kính, giảm chi phí sản xuất và tạo ra môi trường sạch trong ao nuôi.
Tương tự, 161 hộ dân ở Sóc Trăng dùng giải pháp thay gối đỡ chữ U bằng gối đỡ con lăn, đồng thời chỉnh đồng trục động cơ và dàn quạt tạo oxy nuôi tôm tiết kiệm điện. Theo đó, 161 hộ dân này đã tiết kiệm 951 triệu đồng/năm.
Như vậy, năng lượng tái tạo sẽ bù đắp cho việc thiếu hụt điện. Mặc dù nước ta có nguồn năng lượng gió và mặt trời dồi dào nhưng việc khai thác còn hạn chế và chưa hiệu quả. Vậy nên những mô hình này sẽ rất thiết thực và ý nghĩa trong việc tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng xanh với nhiều lợi ích cho môi trường.
Liên hệ ngay với công ty xử lý môi trường Hợp Nhất để tìm hiểu về các dịch vụ xử lý nước thải ngành thủy sản!