Nên sống ở nông thôn hay thành thị?
Đã kiểm duyệt nội dung
Một bộ phận thích cuộc sống thôn quê nhàn nhã, thoải mái và bình yên. Còn nhiều người khác lại muốn trải nghiệm cuộc sống đầy đủ, hối hả, tất bật của phố thị xa hoa tráng lệ.
Đó là quan niệm sống của mỗi người, điểm chung của mỗi sự lựa chọn là tạo ra lối sống bình dị, vừa nên thơ cổ điển vừa hiện đại, trẻ trung nhưng không kém phần năng động. Thế đấy, ở Việt Nam thì chia thành khu vực thành thị và nông thôn phát triển song hành với nhau.
Sự khác nhau của lối sống thành thị và nông thôn
Trải qua nhiều thăng trầm và biến động của thời gian, thành thị cũng dần vươn mình biến đổi để mở ra chặng đường mới, giai đoạn mới phát triển rực rỡ hơn. Đô thị ở nước ta phải mất hàng chục năm mới xây dựng nên hình ảnh đầy ấn tượng đến vậy. Trong mắt bạn bè quốc tế, Việt Nam vẫn luôn là điểm đến lý tưởng, là đất nước với những con người mộc mạc, hiền hòa và vô cùng thân thiện.
Khác với thành thị, lối sống ở những vùng quê nông thôn có phần chậm hơn, ít có sự biến đổi hơn. Với điều kiện vật chất không đầy đủ, nguồn nhân lực còn hạn chế vì thế mà nông thôn vẫn chưa phát triển mạnh mẽ. Ở nông thôn, đa phần còn giữ lại lối sống văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc, những phong tục, tín ngưỡng tôn giáo ở vùng sâu vùng xa.
Tương phản với lối sống tất bật và vội vã, nông thôn không có đầy đủ các dịch vụ cộng đồng, chăm sóc sức khỏe, giáo dục. Nhưng điều này cũng không thay đổi nhiều đến lối sống và suy nghĩ của họ.
Điều làm cho vẻ đẹp nông thôn còn đượm lại trong ký ức của mỗi người đó là hình ảnh hiền hòa, rợp mát bóng cây xanh, tiếng cười vui thơ ngây của lũ trẻ quanh gốc đa cổ thụ, tiếng những đứa trẻ vô tư tắm sông vào mỗi buổi chiều tà. Kiểu sống ở nông thôn luôn khiến người ta nhớ mãi bởi sự trong lành của không khí, không khói bụi, không ô nhiễm như thành thị.
Đối với người dân, trở về làng quê sau chuỗi ngày làm việc như tìm lại chốn bình yên, khiến tâm hồn trở nên thư thái và thoải mái đến lạ. Điều gây ấn tượng không chỉ ở thiên nhiên, môi trường trong lành mà người dân chung sống hòa hợp đầy thâm tình.
Không có siêu thị rộng lớn, không có trung tâm đô thị nườm nượp người, không có bệnh viện,… nhưng người dân cũng chẳng bận tâm mấy về điều này. Điều quan trọng nhất là họ suy nghĩ rằng cuộc sống ở quê không phải bất kỳ ai cũng có thể trải nghiệm được.
Vì sao nhiều người lựa chọn rời bỏ cuộc sống đô thị?
Vì sao người thành phố rời bỏ nhà cửa để ”trốn” về nông thôn sinh sống và làm việc? Vì sao họ có thể “can đảm” từ bỏ một công việc lương cao ngất ngưởng, một ngôi nhà đầy đủ tiện nghi, một không gian vui chơi giải trí hiện đại để trở về với làng quê “thiếu thốn”? Đây chắc hẳn là điều mà nhiều người bận tâm.
Bất kỳ thứ gì phát triển quá nhanh cũng tạo ra hai mặt gồm tích cực và tiêu cực. Đô thị cũng không ngoại lệ. Chỉ trong vòng 20 năm, đô thị ở nước ta cũng chẳng kém cạnh các quốc gia khác trong khu vực. Thế nhưng chính vì tăng trưởng quá nhanh, hàng loạt ngành nghề, lĩnh vực, dịch vụ xuất hiện ngày càng nhiều. Những dự án đầu tư trong và ngoài nước được thông qua với nhiều tòa nhà, nhà máy, khu công nghiệp ngày càng nhiều với quy mô rộng lớn.
Sự lấp đầy của tất cả các tiện nghi ấy khiến đô thị trở nên quá tải, và, ô nhiễm bắt đầu xuất hiện. Trong vài năm trở lại đây, con người đã quá quen thuộc với nhiều khái niệm như biến đổi khí hậu, sự nóng lên của toàn cầu, mưa axit,… Việt Nam cũng nằm trong top những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH.
Thực tế là môi trường đô thị dần bị che lấp bởi khí thải công nghiệp và bao phủ bởi nước thải ô nhiễm. Hai trong nhiều tác nhân này khiến người thành thị trở nên “chán” cuộc sống đầy rẫy những rủi ro và hiểm họa khôn lường đối với sức khỏe con người.
Trong khi đó, nhiều chiến dịch xử lý môi trường, hàng loạt dự án xử lý nước thải, xử lý khí thải, nước cấp,… trong và ngoài nước cũng được triển khai nhưng có rất ít dự án mang đến kết quả khả quan.
Khi cuộc sống bị đe dọa bởi ô nhiễm, cũng là lúc con người bắt dầu nhận thức được chất lượng cuộc sống dần trở nên kém hơn. Vì thế mà nhiều người thành phố lựa chọn giải pháp rời xa thành thị để về với lối sống đơn giản, dễ chịu ở nông thôn.