Nên xử lý hóa học hay sinh học nước thải - P1
Đã kiểm duyệt nội dung
Khi bạn có ý định xử lý nước thải công nghiệp thì lựa chọn đầu tiên là xử lý sinh học hay hóa học. Hai quy trình này sử dụng kỹ thuật xử lý dòng thải chứa nhiều chất gây ô nhiễm khác nhau. Dưới đây sẽ là sự khác biệt của 2 phương pháp mà bạn nên biết:
Xử lý nước thải bằng hóa chất
Nước thải chứa chất độc hại, đặc biệt kim loại nặng. Bất kỳ ngành công nghiệp nào cũng phát thải hàm lượng kim loại nặng lớn như khai thác mỏ, sản xuất thép, dầu khí. Các loại chất ô nhiễm nào mà XLNT hóa học phải loại bỏ?
- Chất chống đông: phổ biến trong nước thải từ cửa hàng sửa chữa ô tô, ngành công nghiệp sử dụng máy móc nặng.
- Thuốc nhuộm: nước thải nhà máy giấy & bột giấy, ngành dệt nhuộm, may mặc chứa thuốc nhuộm sử dụng tạo màu cho giấy hoặc vải.
- Sơn và dung môi: từ quá trình sử dụng sơn, còn dung môi từ việc làm sạch thiết bị sau sản xuất.
- Cặn kim loại: gồm nhôm, coban, đồng, sắt, chì, thủy ngân, niken và kẽm. Xử lý hóa học phá vỡ cấu trúc hóa học kim loại và khiến chúng trở nên vô hại hơn đối với môi trường.
Quy trình xử lý hóa học bằng hóa chất là gì?
Xử lý nước thải đơn giản hay phức tạp phụ thuộc vào tính chất ô nhiễm nguồn nước. Xử lý nước thải bằng hóa chất bao gồm các bước sau:
- Kết tủa: loại bỏ kim loại sau khi chúng bị kết tủa, đồng thời bổ sung thêm nhiều ion tích điện phản ứng với ion kim loại thành chất mới, vô hại hơn.
- Đông tụ - tạo bông: thêm hóa chất kết hợp chất thải hình thành hạt lớn, nặng hơn. Chất đông tụ thường dùng gồm phèn nhôm, polyal nhôm clorua.
- Trao đổi ion: dùng nhựa chứa ion tạo ra ion vô hại trao đổi vị trí các ion độc hại trong nước thải. Giải pháp này khá phổ biến trong sản xuất nước uống hoặc các quy trình công nghiệp.
- Khử trùng: tiêu diệt VSV, vi rút, vi khuẩn trong nước thải trước khi tái sử dụng. Clo là hóa chất phổ biến và kinh tế nhất. Ngoài ra còn dùng ozone hoặc tia cực tím UV.
Tùy thuộc vào các chất gây ô nhiễm, nước thải có thể trải qua các bước xử lý trung gian như điều chỉnh pH để tăng cường đông tụ. Hoặc điều chỉnh nhiệt độ để tối ưu các phản ứng hóa học.
Xử lý nước thải sinh học
Thay vì dùng hóa chất phân hủy chất thải, việc sử dụng VSV có lợi để phân hủy sinh học. Các chất dễ phân hủy sinh học thường dùng xử lý nước thải sinh học. Dưới đây là chất gây ô nhiễm phải loại bỏ:
- Cacbonhydrat: tinh bột, đường như nước thải nhà máy đường, chế biến thực phẩm, đồ uống.
- Hợp chất thơm: là những hợp chất có độ bền cao chứa cacbon và hydro. Chúng bao gồm benzen, toluen và xylen với cấu trúc đơn giản dễ bị phá vỡ. Nó thường xuất hiện trong nước thải sinh hoạt, công nghiệp.
- Chất hữu cơ: từ sản xuất thực phẩm dễ bị phân hủy sinh học.
- Hydrocacbon: gồm etan, hexan và oxan dễ bị vi khuẩn phân hủy.
Quy trình xử lý sinh học diễn ra như thế nào?
- Tiền xử lý: diễn ra tại bể lắng với thời gian lưu nước thải đủ lớn để các hạt dễ dàng lắng xuống đáy.
- Xử lý kỵ khí: là xử lý thứ cấp với sự hiện diện vi khuẩn kỵ khí không cần oxy để phân hủy chất hữu cơ cung cấp cho quá trình trao đổi chất.
- Xử lý hiếu khí: xảy ra trong điều kiện có oxy, vsv dùng oxy để phân hủy và tiêu hóa chất thải. Phương pháp này thường dùng máy sục khí hoặc máy khuếch tán không khí để chuyển oxy vào nguồn nước. Quá trình keo tụ, đông tụ, hồi lưu bùn và màng sinh học đều sử dụng màng sinh học sục khí.
- Khử trùng: xử lý bậc 3 bằng phương pháp ozone hay tia cực tím dễ dàng và tiết kiệm chi phí hơn.
Vì vậy, bạn cần lựa chọn phương pháp xử lý XLNT để loại bỏ một số chất gây ô nhiễm nhất định phù hợp với nguồn thải của mình hơn. Hãy liên hệ ngay với Công ty môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 để được tư vấn chi tiết hơn.