Ngành dệt nhuộm cần xử lý các nguồn thải nào?
Đã kiểm duyệt nội dung
Việc phát triển ngành dệt nhuộm là một trong những mục tiêu quan trọng làm tăng giá trị kinh tế - xã hội nhưng lại trở thành vấn đề tiêu cực đối với môi trường nếu không quản lý chất thải đúng cách. Một trong những vấn đề chính mà nhiều doanh nghiệp dệt nhuộm quan tâm như xử lý nước thải ngành dệt nhuộm, giảm khí thải ô nhiễm và tăng cường áp dụng nhiều công nghệ sản xuất sạch hơn.
Xử lý nước thải ngành dệt nhuộm
Nước thải dệt nhuộm chứa nhiều thuốc nhuộm (azon, phân tán), chất hoạt động bề mặt, muối, polyme và chất hòa tan. Nhiều nhà máy dệt nhuộm đã áp dụng đa dạng chiến lược khác nhau để giảm thiểu tác động chất thải bằng các quy trình hóa lý – sinh học dựa vào hệ thống lắng, đông tụ, bùn hoạt tính, bể phản ứng kỵ khí và lọc sinh học. Vì thế những công nghệ bổ sung được sử dụng để cải thiện các phương pháp xử lý thông thường. Trong đó, xử lý bậc ba bằng giải pháp xúc tác quang TiO2 sử dụng ánh sáng tự nhiên hoặc nhân tạo để tạo ra những phản ứng quang hóa. Cơ chế xử lý gồm phản ứng oxy hóa khử từ hợp chất hấp phụ và chuyển đổi phản ứng nước của TiO2. Sự khoáng hóa thuốc nhuộm hoàn toàn hoặc không hoàn toàn thông qua bức xạ điện tử.
Trong hệ thống tồn tại vi sinh vật để phân hủy chất hữu cơ, màu sắc, nồng độ chất rắn lơ lửng để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xúc tác quang làm giảm sản phẩm phụ và độ màu. Như vậy nhờ kết hợp xử lý thứ cấp và bậc ba mà nước thải dệt nhuộm được xử lý hiệu quả hơn.
Xử lý khí thải ngành dệt nhuộm
Cũng giống như các lĩnh vực công nghiệp khác, khí thải dệt nhuộm khá độc hại và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng môi trường và sức khỏe con người. Vì dệt nhuộm sử dụng nhiều hóa chất mà việc quản lý ô nhiễm khí thải là thách thức lớn. Các giai đoạn sản xuất thường phát sinh VOC, oxit nito, dioxit lưu huỳnh,…
Khí thải lĩnh vực này có sự khác nhau giữa các nhà máy dệt nhuộm. Với nguồn thải này, người ta thường áp dụng phương pháp hấp thụ, hấp phụ để xử lý khí thải HCl, H2S, SO2,… Tháp hấp thụ chủ yếu dùng dung môi hoặc hóa chất để khử chất thải thông qua các thiết bị xử lý như tháp phun, tháp cyclone, tháp dạng đĩa, tháp đệm hoặc tháp rửa khí. Nhờ mô hình xử lý này mà giảm đến 85 – 90% khí thải độc hại với chi phí xử lý thấp mà không gây ô nhiễm thứ cấp.
Các nhà máy dệt nhuộm có phát sinh lượng bụi lớn. Để lọc sạch khí thải người ta thường dùng các thiết bị xử lý như lọc cơ khí, lọc màng, lọc ướt và lọc tĩnh điện. Để những thiết bị hoạt động hiệu quả cần cân nhắc và tính toán đến các yêu cầu quan trọng như thành phần bụi, kích thước, trạng thái, thành phần khí và mức độ cần xử lý.
Tăng cường công nghệ sản xuất sạch
Bên cạnh ứng dụng công nghệ xử lý chất thải hiện đại, các nhà máy dệt nhuộm cần sử dụng nhiều giải pháp giảm thiểu chất thải tại nguồn. Đặc biệt chủ động tiếp cận phương thức sản xuất sạch, giảm phát thải khí nhà kính, tận dụng và tái chế nguyên liệu tuần hoàn trong các quy trình sản xuất. Cách tốt nhất giảm thiểu ô nhiễm là doanh nghiệp cần trang bị nhiều thiết bị - công nghệ sản xuất sạch tại nguồn.
Đối với công nghệ không phát thải phải tận dụng và sử dụng triệt để nguồn nguyên, nhiên liệu hoặc tài nguyên nước. Trong đó cần tận dụng các sản phẩm phụ, thậm chí tái sử dụng chất thải làm nguyên liệu sản xuất đầu vào. Để phát triển nhiều giải pháp sản xuất không phát thải, doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn năng lượng sạch, năng lượng tự nhiên như gió, mặt trời, sức nước để tiết kiệm năng lượng.
Việc sản xuất sạch hơn hướng đến nhiệm vụ giảm thiểu chất thải, phòng ngừa ô nhiễm và tạo ra năng suất xanh. Ngành dệt nhuộm sử dụng rất nhiều nước, nhiên liệu, thuốc nhuộm và hóa chất kết hợp cùng hiệu suất thiết bị thấp làm lãng phí rất nhiều tài nguyên. Vì thế các doanh nghiệp cần bảo toàn hóa chất, nước, năng lượng cũng như đề xuất phương pháp kiểm soát ô nhiễm.
Để xử lý các nguồn thải này, Quý doanh nghiệp có thể liên hệ tới Công ty môi trường Hợp Nhất để được hỗ trợ!