Nghị định 201/2013/NĐ-CP về khai thác nước mặt
Đã kiểm duyệt nội dung
Công ty môi trường Hợp Nhất xin đưa ra một số thông tin liên quan đến việc xin cấp giấy phép khai thác nước mặt theo Nghị định 201/2013/NĐ-CP. Đây cũng là loại hồ sơ môi trường quan trọng mà Doanh nghiệp đang khai thác, sử dụng nước mặt cần lưu tâm nhiều hơn.
1. Các dự án khai thác nước mặt nào phải lấy ý kiến?
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 2 Nghị định 201/2013/NĐ-CP có quy định chi tiết các dự án khai thác, sử dụng nước mặt phải tiến hành lấy ý kiến gồm:
- Các công trình hồ, đập có tổng dung tích từ 500 triệu m3 trở lên.
- Công trình khai thác và sử dụng nước có lưu lượng từ 10 m3/giấy trở lên.
- Công trình chuyển nước giữa các nguồn nước.
- Công trình hồ, đập làm gián đoạn dòng chảy tự nhiên của sông, suối một đoạn có chiều dài từ 1 km trở lên.
2. Căn cứ để cấp giấy phép khai thác nước mặt
Theo khoản 1 Điều 19 của Nghị định 201/2013/NĐ-CP quy định việc cấp giấy phép tài nguyên nước phải căn cứ các vấn đề sau:
- Phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của khu vực, địa phương.
- Quá trình quy hoạch tài nguyên nước đã được phê duyệt. Trường hợp chưa có quy hoạch thì căn cứ vào khả năng nguồn nước đảm bảo không làm cạn kiệt và ô nhiễm nguồn nước.
- Căn cứ vào hiện trạng khai thác, sử dụng nước trong vùng.
- Phải có báo cáo thẩm định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hồ sơ cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
- Nhu cầu khai thác, sử dụng nước trong đơn đề nghị cấp phép.
3. Các trình tự, thủ tục cấp phép khai thác sử dụng nước mặt
Theo Điều 35 của Nghị định 201/2013/NĐ-CP có quy định trình tự, thủ tục cấp phép khai thác nước mặt:
3.1. Đối với việc tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
- Chủ giấy phép tiến hành nộp 2 bộ hồ sơ và nộp phí thẩm định. Nếu dự án thuộc thẩm quyền của Bộ TNMT thì nộp thêm 1 bộ hồ sơ cho Sở TNMT tại địa phương.
- Trong thời hạn 10 ngày, cơ quan tiếp nhận xem xét và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ không hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận thông báo đến chủ giấy phép bổ sung, hoàn thiện. Trường hợp hồ sơ sau khi bổ sung vẫn không đáp ứng yêu cầu thì cơ quan tiếp nhận trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do.
3.2. Thẩm định hồ sơ đề nghị cấp phép
- Trong thời hạn 30 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận tiến hành thẩm định đề án, báo cáo, nếu cần thiết thì lập hội đồng thẩm định hoặc kiểm tra thực tế.
- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo rõ nội dung cần bổ sung, hoàn thiện hồ sơ và thời hạn hoàn chỉnh là 20 ngày làm việc.
- Trường hợp lập lại đề án, báo cáo thì cơ quan tiếp nhận thông báo đến chủ dự án nêu rõ nội dung chưa đạt yêu cầu, làm lại và trả lại hồ sơ đề nghị cấp phép.
3.3. Trả kết quả hồ sơ
- Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày làm việc nhận được giấy phép của cơ quan có thẩm quyền thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị chủ giấy phép hoàn thành nghĩa vụ tài chính và nhận giấy phép đã được phê duyệt.
4. Thẩm quyền cấp giấy phép khai thác nước mặt
Căn cứ theo Điều 28 của Nghị định 201/2013/NĐ-CP có quy định như sau:
- Đối với Bộ TNMT cấp giấy phép đối với các trường hợp:
- Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng từ 2 m3/giây trở lên.
- Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất từ 2.000 kw trở lên.
- Khai thác, sử dụng nước mặt cho mục đích khác với lưu lượng từ 50.000 m3/ngày đêm trở lên.
- Khai thác, sử dụng nước mặt cho mục đích sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng từ 100.000 m3/ngày đêm trở lên.
- Đối với UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm cấp phép cho những trường hợp còn lại.
Như vậy việc cấp, gia hạn và điều chỉnh giấy phép khai thác nước mặt do Bộ TNMT và UBND cấp tỉnh cấp phép thực hiện.
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo, trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường cần tra cứu, cập nhật hiệu lực pháp luật của từng điều luật và văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!