Nghị định 40 - Mỗi dự án chỉ lập 1 báo cáo ĐTM
Đã kiểm duyệt nội dung
Bạn vẫn còn mơ hồ liên quan đến vấn đề “Mỗi dự án chỉ lập 1 báo cáo đánh giá tác động môi trường”. Như những thông tin trước chúng tôi đã đưa tin, doanh nghiệp bắt buộc phải lập đtm thì dự án mới được hoạt động và đi vào vận hành chính thức.
Tuy nhiên kể từ khi Nghị định 40 ra đời đã sửa đổi và bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường thêm nhiều quy định mới mang tính khách quan và đầy đủ hơn so với Nghị định 18 trước đây.
Có khá nhiều doanh nghiệp thắc mắc về vấn đề này nên thường loay hoay không biết dự án của mình đang hoạt động phải thực hiện như thế nào? Vì thế, công ty môi trường Hợp Nhất sẽ giải đáp những vấn đề xoay quanh việc thực hiện ĐTM và hồ sơ môi trường cho doanh nghiệp.
1. Tại sao mỗi dự án chỉ lập 1 báo cáo ĐTM?
Theo Khoản 5, điều 1, Nghị định 40/2019/NĐ-CP thì mỗi dự án chỉ được lập 1 Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM). So với Nghị định 18/2015/NĐ-CP thì đây là nội dung được bổ sung vào (do trước đây một số dự án đầu tư có đến 2-3 Quyết định phê duyệt ĐTM, kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án BVMT nên gây khó khăn trong việc cơ quan quản lý Nhà nước kiểm tra, giám sát).
- Ví dụ 1 (đối với dự án cùng khu đất): Công ty sản xuất thủy sản A thực hiện ĐTM cho dự án “Nhà máy sản xuất thủy sản A” (đã đăng ký dự án đầu tư) tại Khu đất B. Trong đó, có hạng mục “xưởng sản xuất nước đá” (không có đăng ký dự án đầu tư riêng) nằm trong khu đất B nhằm sản xuất nước đá phục vụ cho nhu cầu sản xuất của dự án “Nhà máy thủy sản A” nhưng Công ty lập tách biệt 02 hồ sơ môi trường cho “Nhà máy thủy sản A” và “Xưởng sản xuất nước đá” (theo quy định NĐ 40 hiện tại thì “Xưởng sản xuất nước đá” chỉ là một hạng mục của dự án thì phải lập chung hồ sơ môi trường ĐTM với “Nhà máy thủy sản A”).
Hiện tại từ dự án có rất nhiều loại như: Dự án cần phải có chủ trương đầu tư, dự án cần phải đăng ký giấy chứng nhận đầu tư,…
- Ví dụ 2 (đối với dự án khác khu đất): Một số dự án đăng ký giấy chứng nhận đầu tư sẽ bao gồm rất nhiều nhà máy, nhà xưởng hoặc nhà kho ở các vị trí khác nhau. Nếu thực hiện theo yêu cầu 01 dự án chỉ thực hiện 01 ĐTM thì rất khó để đánh giá. Trường hợp này nên thực hiện các ĐTM cho từng khu vực khác nhau (hiện tại thì các cơ quan vẫn ngầm đồng ý việc này nhưng chưa có quy định cụ thể triển khai ra sao).
2. Thời điểm thẩm định báo cáo ĐTM của dự án
- Đối với dự án khai thác khoáng sản, trình trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định để cấp, điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản.
- Đối với dự án thăm dò, khai thác dầu khí, trình trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt kế hoạch thăm dò, kế hoạch phát triển mỏ.
- Đối với dự án đầu tư xây dựng, trình trước khi cơ quan có thẩm quyền thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo kinh tế - kỹ thuật hoặc thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công (trường hợp dự án chỉ yêu cầu thiết kế một bước).
- Đối với các dự án khác không thuộc đối tượng quy định như trên thì trình trước khi quyết định đầu tư dự án.
Trong trường hợp dự án có cùng một cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và thẩm định thiết kế cơ sở, hoặc cung cấp thiết kế bản vẽ thi công hệ thống xử lý nước thải thì các hồ sơ nêu trên được trình đồng thời để thẩm định theo quy định.
Việc thực hiện ĐTM phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau từ việc triển khai thực hiện hồ sơ ĐTM đến việc thực hiện ĐTM không phải là điều dễ dàng. Do đó, bạn cần người có chuyên môn cao, có kinh nghiệm và am hiểu nhiều kiến thức môi trường, pháp lý liên quan. Vì thế Hợp Nhất sẽ giúp bạn hoàn thiện đầy đủ tất cả các vấn đề liên quan đến lập ĐTM để giúp doanh nghiệp thực hiện tốt công tác hoạt động sản xuất.