Nguồn gốc gây ô nhiễm không khí (P1)
Đã kiểm duyệt nội dung
Không khí ô nhiễm phát sinh từ nguồn khác nhau, cùng công ty xử lý môi trường Hợp Nhất tìm hiểu chi tiết về một số nguyên nhân gây ô nhiễm không khí để từ đó có các biện pháp xử lý khí thải phù hợp nhất.
Ô nhiễm không khí do bụi
Bụi là một tập hợp nhiều hạt, có kích thước nhỏ bé, tồn tại lâu trong không khí dưới dạng bụi bay, bụi lắng và các hệ khí dung nhiều pha gồm hơi, khói, mù. Bụi bay có kích thước từ 0,001 - 10μm bao gồm tro, muội, khói và những hạt rắn được nghiền nhỏ chuyển động theo kiểu Brao hoặc rơi xuống đất với vận tốc không đổi theo định luật Stock.
Về mặt sinh học, bụi này thường gây tổn thương nặng cho cơ quan hô hấp, nhất là khi phổi nhiễm bụi thạch anh (Silicose) do hít thở phải không khí có chứ bụi bioxit silic lâu ngày.
Bụi lắng có kích thước lớn hơn10μm, thường rơi nhanh xuống đất theo định luật Niutơn với tốc độ tăng dần. Về mặt sinh học, bụi này thường gây tổn hại cho da, mắt, gây nhiễm trùng, gây dị ứng …
Một số tính chất vật lý của bụi:
- Tính phân tán
- Tính nhiễm điện
- Tính cháy nổ
- Lắng do nhiệt
Ô nhiễm không khí bởi hơi từ các khí độc
Theo một trong các cách phân loại nguồn ô nhiễm ở trên chúng ta có thể nói có hai loại nguồn gây ô nhiễm môi trường, đó là nguồn tự nhiên và nguồn nhân tạo.
Xem thêm về các vấn đề liên quan đến ô nhiễm không khí và xử lý khí thải.
- Nguồn tự nhiên
Nguồn này do các hiện tượng thiên nhiên như núi lửa, động đất sinh ra các loại khí cùng nham thạch từ lòng đất phun ra. Các quá trình phân huỷ của các loài động vật, thực vật cũng có thể gây ô nhiễm môi trường như tạo ra các mùi hôi, một số các chất khí, chúng có thể tác dụng với các chất khí trong thiên nhiên hình thành các khí sulfat, nitrat, các loại muối axit cacbonic.
- Nguồn nhân tạo
Nguồn ô nhiễm này rất đa dạng, phức tạp và có thể chia ra nhiều loại nguồn khác nhau, đó là ô nhiễm do giao thông vận tải, ô nhiễm do các quá trình đốt nhiên liệu, khí thải từ các quá trình sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ thương mại và kể cả từ chiến tranh.
Ô nhiễm do các quá trình đốt
Quá trình đốt do các hoạt động của con người, trước hết phải kể đến các quá trình đốt nhiên liệu trong các quá trình công nghệ phục vụ cho các nồi hơi, máy phát điện, các quá trình sấy các loại nông sản, rau quả, gỗ…; sau đó có thể kể đến quá trình đốt phá rừng, làm rẫy, các quá trình nấu ăn… Tuy nhiên, các quá trình này thường gây ít ảnh hưởng hơn quá trình đốt nhiên liệu phục vụ cho công nghiệp.
Nhiên liệu ở đây có thể là các loại xăng, dầu (DO, FO, mazut…), các loại than đá, củi, trấu, mùn cưa… Tùy theo lượng nhiên liệu, thành phần, tính chất nhiên liệu và thiết bị đốt, khi đốt sẽ sinh ra các hơi khí độc có thành phần, tính chất và nồng độ khác nhau. Nhìn chung, với các loại nhiên liệu trên, thành phần của khí thải thường chứa các loại như: bụi, SOx, NOx, CO, aldehit.
Ngoài các yếu tố trên còn phải kể đến tình trạng thiết bị, trình độ vận hành của công nhân cũng ảnh hưởng rất lớn đến thành phần, nồng độ và tính chất của khí thải. Căn cứ vào thành phần nhiên liệu, khối lượng nhiên liệu tiêu thụ, tình trạng thiết bị… chúng ta có thể xác định được thành phần, tính chất và khối lượng chất ô nhiễm sinh ra trong khói thải khi đốt chúng.
Xem tiếp: nguồn gốc gây ô nhiễm không khí (P2)