Quy định về ngưỡng tối đa của 11 chỉ tiêu nước thải sinh hoạt
Đã kiểm duyệt nội dung
Việc xử lý nước thải sinh hoạt đạt tiêu chuẩn quy định là hết sức cần thiết trong công cuộc bảo vệ môi trường và nguồn nước, bởi đây là một trong những “tác nhân” gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hiện nay. Trong bài viết sau, Hợp Nhất tổng hợp Quy định về ngưỡng tối đa của 11 chỉ tiêu nước thải sinh hoạt được ban hành theo quy chuẩn Việt Nam (QCVN). Quy chuẩn này quy định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải khi xả ra môi trường.
1. Tìm hiểu 11 chỉ tiêu nước thải sinh hoạt
Đối với các loại nước thải tòa nhà, khu đô thị, khu dân cư, nhà hàng, khách sạn, v.v.. thì chất lượng nước thải sinh hoạt sau khi xử lý phải tuân theo QCVN 14: 2008/BTNMT. Trong đó có 11 chỉ tiêu đáng chủ ý là:
- pH: Chỉ số xác định nước thải có tính bazơ hay tính axit. Chỉ số này có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc xử lý sinh học.
- BOD: Nồng độ ô nhiễm của nước thải, nếu nước thải sinh hoạt có hàm lượng BOD càng cao thì mức độ ô nhiễm càng nhiều.
- Tổng chất rắn lơ lửng: Chỉ tiêu đo lường chất lượng nước sau khi xử lý, khả năng xử lý các chất rắn gây ô nhiễm ở dạng lơ lửng, không lắng được như hạt vô cơ, hạt hữu cơ, sợi thực vật, vi khuẩn, tảo.
- Tổng chất rắn hòa tan: Chỉ tiêu cho thấy khả năng xử lý các chất rắn có khả năng hòa tan trong nước thải.
- Sunfua: Đối với nước thải sinh hoạt, chỉ tiêu biểu thị hiệu quả của quá trình xử lý này thường rất ít vượt chuẩn.
- Amoni (tính theo nitơ): Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của quá trình xử lý nitơ (thường phụ thuộc vào 2 quá trình chính là quá trình xử lý bằng vi sinh thiếu khí và xử lý bằng vi sinh hiếu khí).
- Nitrat: Chỉ tiêu này cũng đánh giá hiệu quả của các quá trình xử lý nitơ trong nước thải sinh hoạt.
- Dầu mỡ động, thực vật: Để không bị vượt mức cho phép, lượng nước thải chứa nhiều dầu mỡ, chất béo cần được tách và loại bỏ dầu mỡ.
- Tổng các chất hoạt động bề mặt: Nếu nước thải sinh hoạt chứa nhiều xà phòng sẽ khiến cho chỉ tiêu này vượt ngưỡng cho phép. Vì vậy, cần tách riêng nước thải giặt là khi xử lý.
- Phosphate: Chỉ tiêu này thể hiện hiệu quả của quá trình xử lý yếm khí, chủ yếu ở các bông bùn
- Tổng Coliforms: Biểu thị tình trạng vệ sinh của nguồn cung cấp nước. Tổng coliform bao gồm tất cả các vi khuẩn trong nước thải, được xử lý qua quá trình khử trùng nước thải.
2. Ngưỡng tối đa của 11 chỉ tiêu nước thải sinh hoạt
Giá trị các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt lần lượt là:
TT |
Thông số |
Đơn vị |
Giá trị C |
|
A |
B |
|||
1 |
pH |
- |
5 - 9 |
5 - 9 |
2 |
BOD5 (20oC) |
mg/l |
30 |
50 |
3 |
Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) |
mg/l |
50 |
100 |
4 |
Tổng chất rắn hòa tan |
mg/l |
500 |
1.000 |
5 |
Sunfua (Tính theo H2S) |
mg/l |
1.0 |
4.0 |
6 |
Amoni (tính theo N) |
mg/l |
5 |
10 |
7 |
Nitrat (NO3-) (tính theo N) |
mg/l |
30 |
50 |
8 |
Dầu mỡ động, thực vật |
mg/l |
10 |
20 |
9 |
Tổng các chất hoạt động bề mặt |
mg/l |
5 |
10 |
10 |
Phosphate (PO43-) (tính theo P) |
mg/l |
6 |
10 |
11 |
Tổng Coliforms |
MPN/100ml |
3.000 |
5.000 |
Trong đó:
- Cột A: Quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt khi thải vào các nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (có chất lượng nước tương đương cột A1 và A2 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt).
- Cột B: Quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt khi thải vào các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (có chất lượng nước tương đương cột B1 và B2 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt hoặc vùng nước biển ven bờ).
3. Phương pháp xác định thông số 11 chỉ tiêu nước thải sinh hoạt
Phương pháp lấy mẫu và xác định giá trị các thông số trong nước thải sinh hoạt, nước thải đô thị thực hiện theo các tiêu chuẩn sau đây:
TT |
Thông số |
Phương pháp phân tích, số hiệu tiêu chuẩn |
1 |
Lấy mẫu |
- TCVN 6663-1:2011 (ISO 5667-1:2006) – Chất lượng nước – Phần 1: Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu; - TCVN 6663-3:2008 (ISO 5667-3: 2003) - Chất lượng QCVN 14-MT:2015/BTNMT 10 nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu; - TCVN 5999:1995 (ISO 5667-10: 1992) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu nước thải. |
2 |
pH |
- TCVN 6492:2011 (ISO 10523:2008) Chất lượng nước - Xác định pH. |
3 |
BOD5 (20oC) |
- TCVN 6001-1:2008 (ISO 5815-1:2003), Chất lượng nước – Xác định nhu cầu oxy sinh hóa sau n ngày (BODn) – Phần 1: Phương pháp pha loãng và cấy có bổ sung allylthiourea; - TCVN 6001-2:2008 (ISO 5815-2:2003), Chất lượng nước – Xác định nhu cầu oxy sinh hóa sau n ngày (BODn) – Phần 2: Phương pháp dùng cho mẫu không pha loãng; - SMEWW 5210 B – Phương pháp chuẩn phân tích nước và nước thải – Xác định BOD. |
4 |
COD |
- TCVN 6491:1999 (ISO 6060:1989) Chất lượng nước - Xác định nhu cầu oxy hóa học (COD); - SMEWW 5220 - Phương pháp chuẩn phân tích nước và nước thải – Xác định COD |
5 |
Tổng chất rắn lơ lửng |
- TCVN 6625:2000 (ISO 11923:1997) Chất lượng nước - Xác định chất rắn lơ lửng bằng cách lọc qua cái lọc sợi thuỷ tinh; - SMEWW 2540 - Phương pháp chuẩn phân tích nước và nước thải – Xác định chất rắn lơ lửng. |
6 |
Tổng nitơ (N) |
- TCVN 6638:2000 Chất lượng nước - Xác định nitơ - Vô cơ hóa xúc tác sau khi khử bằng hợp kim Devarda; - SMEWW 4500-N.C - Phương pháp chuẩn phân tích nước và nước thải – Xác định nitơ |
7 |
Tổng photpho |
- TCVN 6202:2008 – Chất lượng nước – Xác định phốt pho – Phương pháp đo phổ dùng amoni molipdat - SMEWW 4500-P.B&D - Phương pháp chuẩn phân tích nước và nước thải – Xác định phốt pho |
8 |
Tổng dầu, mỡ |
- TCVN 7875;2008 Nước – Xác định dầu và mỡ - Phương QCVN 14-MT:2015/BTNMT 11 mỡ pháp chiếu hồng ngoại - SMEWW 5520 C - Phương pháp chuẩn phân tích nước và nước thải – Xác định dầu và mỡ |
9 |
Crom (VI) |
- TCVN 6658:2000 Chất lượng nước – Xác định crom hóa trị sáu – Phương pháp đo phổ dùng 1,5 – diphenylcarbazide; - TCVN 6665:2011 (ISO 11885:2007) Chất lượng nước- Xác định nguyên tố chọn lọc bằng phổ phát xạ quang Plasma cặp cảm ứng (ICP-OES); - APHA 3500-Cr.B - Phương pháp chuẩn phân tích nước và nước thải – Xác định crôm |
10 |
Cadimi (Cd) |
- TCVN 6197:2008 Chất lượng nước. Xác định cadimi bằng phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử; - EPA 6010B; - SMEWW 3500-Cd; - SMEWW 3113B:2012 |
|
Chất hoạt động bề mặt |
- TCVN 6336:1998 (ASTM D 2330 -:1988) Chất lượng nước - Phương pháp thử chất hoạt động bề mặt bằng metylen xanh; - TCVN 6622:2000 Chất lượng nước - Xác định chất hoạt động bề mặt – Phần 1: xác định chất hoạt động bề mặt anion bằng phương pháp đo phổ metylen xanh |
11 |
Tổng Coliforms |
- TCVN 6187-1:2009 Chất lượng nước – Phát hiện và đếm escherichia coli và vi khuẩn coliform. Phần 1: Phương pháp lọc màng; - TCVN 6187-2:1996 Chất lượng nước – Phát hiện và đếm escherichia coli và vi khuẩn coliform. Phần 2: Phương pháp nhiều ống (có xác suất cao nhất; - SMEWW 9222B:2012 |
Trên đây là các thông tin về quy định về ngưỡng tối đa của 11 chỉ tiêu nước thải sinh hoạt. Hiện nay có nhiều phương pháp để xử lý nguồn nước thải gây ô nhiễm này như công nghệ sinh học kết hợp A – O, sinh học kết hợp A – A – O, AO – MBBR, công nghệ màng MBR, công nghệ xử lý sinh học theo mẻ SBR, kỵ khí UASB, kỵ khí tiếp xúc, v.v…
Công ty Hợp Nhất rất hân hạnh được đồng hành cùng Quý khách hàng, Quý bạn đọc trong chia sẻ kiến thức về môi trường và xử lý nước thải. Các bạn có thể truy cập vào mục Tin Tức hoặc tương tác Fanpage Hợp Nhất để thường xuyên cập nhật các tin tức thú vị, bổ ích khác. Xin cảm ơn!
4. Tài liệu tham khảo (Reference material)
Để hoàn thiện bài viết này, bộ phận biên tập của chúng tôi có có sử dụng thông tin tài liệu và số liệu tham khảo từ nhiều nguồn:
- QCVN 14: 2008/BTNMT
- Tài liệu Bộ phận Công nghệ - Công ty Môi Trường Hợp Nhất;
- Tổng hợp.
Tìm hiểu thêm: