Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại HCM
Đã kiểm duyệt nội dung
Hồ Chí Minh là một thành phố lớn hội tụ nhiều các khu công nghiệp, hoạt động kinh doanh dịch vụ, thương mại và du lịch. Thế nhưng, điều này cũng khiến HCM trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất của cả nước khiến công tác bảo vệ và xử lý môi trường gặp nhiều khó khăn!
Ô nhiễm môi trường thành phố, vì đâu?
Gia tăng dân số và công nghiệp
Công nghiệp hóa được đánh giá là chìa khóa phát triển kinh tế tại mỗi quốc gia, không riêng gì Việt Nam. Xu hướng phát triển của ngành công nghiệp thường được khởi đầu từ các khu trung tâm lớn để tận dụng các nguồn nhân lực, điều kiện sẵn có của đất nước như: giao thông, thông tin liên lạc,…hay sự liên kết với các dịch vụ khác.
Chính vì thế, các trung tâm thành phố trở thành nơi thu hút nhiều người dân lao động từ các tình thành khác hay nông thôn. Ước tính mỗi năm, thành phố HCM thu hút thêm trên 150.000 người. Điều này khiến mật độ dân số ở các khu vực trung tâm thành phố luôn ở mức rất cao.
Theo thông kê thì HCM là 1 trong 7 thành phố có mật độ dân số cao nhất thế giới. Ở các quận trung tâm như: quận 1, quận 3, quận 10,…có những nơi mật độ dân số đạt ngưỡng 60.000 người/km2.
Bên cạnh đó, các hoạt động sản xuất từ tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh mẽ chuyên sang mô hình công nghiệp hóa, sử dụng nhiều trang thiết bị máy móc hiện đại,…có thể kể đến một số ngành: in, dệt nhuộm, hóa chất, giấy,…Ước tính, toàn TP. HCM có khoảng 800 nhà máy sản xuất có quy mô vừa và lớn, trên 25.000 xưởng sản xuất nhỏ.
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, theo định hướng phát triển mới thì đại đa số các mô hình sản xuất công nghiệp dần được quy hoạch vào các khu công nghiệp tập trung để xử lý khí thải, nước thải, chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất để hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên thì vẫn còn một số đơn vị chưa được quy hoạch vào các KCN.
Trên thực tế thì đại đa số các khu công nghiệp đều được xây dựng các hệ thống xử lý nước thải, khí thài,…thế nhưng chỉ có 22 % nước thải công nghiệp được xử lý đạt chuẩn.
Sự yếu kém từ cơ sở hạ tầng môi trường
Nhằm phục vụ các quá trình thu gom và xử lý tốt chất thải, nước thải,…hệ thống các cơ sở hạ tầng môi trường trong nước được xây dựng như: hệ thống thoát nước, vận chuyển, xử lý rác,…thế nhưng trên thực tế thì các hệ thống này hầu hết đang trong tình trạng quá tải.
Quá trình bảo dưỡng, tu sửa đều không được diễn ra định kỳ khiến một số trang thiết bị hư hỏng nghiêm trọng. Hiện trạng ngập lụt mỗi khi mưa xuống diễn ra thường xuyên ở khắp các phố phường trên địa bàn thành phố.
Bên cạnh đó, tình trạng rác thải ngập các con sông, kênh mương hay ao hồ,…bốc mùi hôi thối ảnh hưởng đến cuộc sống người dân, hệ sinh thái và cảnh quan đô thị.