Nguyên nhân gây xói mòn đất và Một số cách chống xói mòn
Đã kiểm duyệt nội dung
Trong những năm gần đây, hiện tượng xói mòn đất diễn ra ngày càng phức tạp, gây ảnh hưởng đến đời sống - kinh tế của người dân ở nhiều địa phương. Trong bài viết hôm nay, moitruonghopnhat.com sẽ chia sẻ chủ đề về “nguyên nhân gây xói mòn đất và một số cách chống xói mòn”. Mời bạn cùng tìm hiểu.
1. Nguyên nhân gây xói mòn đất
Xói mòn đất là tình trạng lớp đất mặt và các tầng đất bên dưới bị ảnh hưởng bởi các tác nhân như dòng chảy của nước, sức mạnh của gió. Xói mòn đất gây ảnh hưởng đến tất cả các dạng địa hình, làm phá vỡ hệ sinh thái và giảm sản lượng nông nghiệp. Vậy nguyên nhân cụ thể gây gói mòn đất là gì? Ảnh hưởng ra sao?
1.1. Tác động của dòng nước: mưa và nước mưa chảy tràn
Những cơn mưa lớn làm cho tốc độ của dòng chảy trở nên mạnh hơn nhanh chóng phá vỡ kết cấu lớp mặt, làm cho lớp mặt đất bị phân tán thành những hạt nhỏ. Và khi nước mưa chảy tràn sẽ dễ dàng làm trôi lớp đất mặt đi, gây nên hiện tượng xói mòn đất. Bên cạnh đó, tưới quá nhiều hoặc băng tan, tuyết tan cũng là nguyên nhân gây xói mòn đất. Quá trình xói mòn đất do nước thường diễn ra ở các giai đoạn: tách hạt đất ra khỏi nước -- > di chuyển các phần tử đã tạc đi sang nơi khác -- > lắng đọng các phần tử đã tách ở một nơi khác.
Xói mòn đất do nước thường có 2 dạng chính:
- Xói mòn thẳng: Đất bị xói lở, đá mẹ bị cuốn theo những dòng chảy, tạo thành các mương xói hoặc các tảng xói sâu.
- Xói mòn phẳng: Là tình trạng rửa trôi đất một cách đồng đều trên bề mặt đất do nước trên bề mặt được phân bổ đều. Đất sẽ bị cuốn đi theo từng lớp. Một khi lớp đất ở bề mặt bị xói mòn thì rất khó để khắc phục và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất.
1.2. Nạn phá rừng, chặt phá cây trồng, thảm thực vật
Ở nước ta, xói mòn đất là do việc chặt phá rừng. Một số vùng đồng bào thiểu số chặt phá rừng để làm nương rẫy hoặc trồng các loại cây như ngô, khoai sắn nhưng không có biện pháp cải tạo hoặc bảo vệ đất khiến cho đất bị cạn kiệt và xói mòn nghiêm trọng. Việc này làm cho cấu trúc tổng thể của đất bị suy giảm, chất hữu cơ trong đất cũng giảm theo.
1.3. Địa hình đất dốc
Một trong những nguyên nhân gây xói mòn đất phổ biến là độ dốc. Ở những vùng địa hình có độ dốc cao như đồi núi, xói mòn thường ở dạng thẳng, tạo các khe rãnh lớn. Nếu độ dốc lớn thì sẽ dẫn đến tình trạng xói mòn lớn.
Ở nước ta, trong quy hoạch sản xuất nông nghiệp, độ dốc được chia ra thành 5 cấp như bảng dưới đây:
Độ dốc |
Mức độ rửa trôi xói mòn |
<30 |
Yếu |
5 – 80 |
Trung bình |
8 – 150 |
Mạnh vừa |
15 - 250 |
Mạnh |
>250 |
Rất mạnh |
Ở nhiều nơi, đất có độ dốc thấp nên việc xói mòn không thể nhìn thấy được tình trạng xói mòn đất.
1.4. Gió
Đất bị xói mòn bởi sức gió và tình trạng này có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào quy tụ đầy đủ các điều kiện thuận lợi như đất bị khô, tơi, bị tách nhỏ và nhẹ đến mức gió có thể cuốn đi, thường là đất cát. Xói mòn đất do gió thường diễn ra trong các điều kiện sau:
- Mặt đất phẳng có thực vật che phủ nhưng thuận lợi cho việc di chuyển của gió.
- Tốc độ gió mạnh đến độ có thể cuốn được các hạt đất đi.
2. Ảnh hưởng từ việc xói mòn đất
- Mất đất: Nếu việc xói mòn đất diễn ra liên tục và thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng mất đất. Lượng đất xói mòn sẽ khác nhau tùy thuộc vào độ dốc, chiều dài sườn dốc và lượng đất phủ trên bề mặt đất.
- Tàn phá môi trường: Việc xói mòn đất sẽ dẫn đến hậu quả là rất khó để trồng cây và lượng lâm sản bị tiêu hao nhanh chóng, đồi núi bị trọc, đây cũng là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến biến đổi khí hậu.
- Đất kém màu mỡ: Đất bị mất chất dinh dưỡng, trở nên kém màu mỡ. Đất không còn phì nhiêu nên ảnh hưởng đến việc sản xuất nông nghiệp, giảm bớt khả năng luân canh, xen canh.
3. Một số biện pháp cải thiện xói mòn đất
Dưới đây là một số biện phải cải thiện tình trạng xói mòn đất thường được áp dụng vì tính đơn giản, dễ thực hiện:
- Tái trồng rừng và các cây trồng như cây ăn quả hoặc cây lấy gỗ để che phủ đất;
- Luân canh cây trồng: chú ý cây họ đậu, cây phân xanh để tăng lượng vi sinh vật cố định đạm, tăng chất dinh dưỡng cho đất;
- Cày sâu nhằm tăng độ dày của tầng đất mặt;
- Bón tăng phân hữu cơ, phân bón hoá học với hàm lượng hợp lý: Tăng cường chất dinh dưỡng, độ phì nhiêu, tăng mùn, tạo điều kiện cho vi sinh vật hoạt động;
- Trồng cây chắn gió, duy trì độ ẩm thích hợp cho đất bằng cách tưới nước đầy đủ;
- Phát tán dòng chảy, xây đập chắn nước;
- Xây ao hồ, đập giữ nước.
Với những thông tin về nguyên nhân gây xói mòn đất, ban biên tập công ty môi trường Hợp Nhất hy vọng đây sẽ là nguồn tham khảo bổ ích đến quý bạn đọc. Bên cạnh đó, chúng tôi rất hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để nội dung bài viết được hoàn chỉnh tốt hơn.
Nguồn: Tổng Hợp
Bạn có thể đọc các vấn đề khác về môi trường tại đây: