Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Nguyên nhân và hệ lụy của Khủng hoảng kinh tế Toàn cầu


2234 Lượt xem - Update nội dung: 26-10-2022 14:14

Đã kiểm duyệt nội dung

Khủng hoảng kinh tế toàn cầu là tình trạng nền kinh tế của thế giới suy thoái đột ngột dẫn đến những rối loạn trong hoạt động sản xuất, lưu thông hàng hóa, lĩnh vực tài chính, ngân hàng khiến cho cuộc chiến tiền tệ diễn ra ngày càng khốc liệt hơn. Vậy nguyên nhân gây khủng hoảng kinh tế toàn cầu là gì?  Dư chấn, tác động của nó những hệ lụy của đối với đời sống xã hội ra sao? 

Tìm hiểu về khủng hoảng kinh tế toàn cầu

1. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu do nguyên nhân nào?

Có rất nhiều nguyên nhân gây khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Nhìn lại cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vào cuối năm 2008, các chuyên gia đã đưa ra một số nguyên nhân như:

1.1. Khủng hoảng tài chính

Là tình trạng xảy ra khi có sự sụt giảm nhanh chóng, mạnh mẽ về mặt chính trị. Một vài trường hợp khủng hoảng tài chính bao gồm cả sự sụp đổ của thị trường chứng khoán và hệ thống ngân hàng bị sụp đổ, giá trị tiền tệ bị sụt giảm nghiêm trọng.

1.2. Lạm phát

Làm hiện tượng hàng hóa và dịch vụ trên thị trường liên tục tăng giá. Điều này đồng nghĩa với việc đồng tiền ngày càng mất giá, làm suy giảm giá trị tiền tệ của một quốc gia. Tình trạng lạm phát thường kéo dài trong nhiều năm và diễn ra chậm chạp.

Một ví dụ dễ thấy ở nước ta là ở thời điểm năm 2010, một ổ bánh mì có giá từ 7.000đ - 10.000đ, vào năm 2022 nó đã tăng lên thành 18.000 – 20.000đ. Như vậy sau 12 năm, giá trị tiền tệ của nước ta đã suy giảm giá trị.

1.3. Giảm phát

Trái với lạm phát, giảm phát là tình trạng giá trị của hàng hóa, dịch vụ trên thị trường giảm liên tục. Ở thời kỳ giảm phát, một đơn vị tiền tệ mua được nhiều đơn vị hàng hóa, dịch vụ hơn.

1.4. Bong bóng kinh tế

Bong bóng kinh tế (hay còn gọi là bong bóng đầu cơ) là tình trạng giá cả hàng hóa bị đẩy lên mức giá quá cao một cách vô lý trong một thời gian ngắn, một khi bong bóng kinh tế bị vỡ sẽ khiến cho thị trường bị sụp đổ. Hiện tượng bong bóng kinh tế thường không bền vững khiến cho giá trị của hàng hóa, sản phẩm bị biến động thất thường.

1.5. Sự cắt giảm chi tiêu

Sự cắt giảm chi tiêu xuất phát từ tâm lý e ngại của người tiêu dùng. Nhiều người có xu hướng cắt giảm nhất có thể các khoản chi tiêu. Việc này đã khiến cho nền kinh tế quốc nội bị ảnh hưởng, sức mua trên thị trường suy yếu đi, làm giảm tốc độ phát triển của nền kinh tế, bởi có đến 60% tổng sản phẩm quốc nội của một quốc gia phụ thuộc vào chi tiêu của người dùng.

Suy thoái kinh tế làm giảm sức mua
Suy thoái kinh tế làm giảm sức mua (Ảnh minh họa)

2. Thế giới đã trải qua những cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nào?

  • Thế kỷ I: Khủng hoảng kinh tế Đế quốc La Mã (năm 33 sau Công nguyên).
  • Thế kỷ XIV: Khủng hoảng kinh tế châu Âu.
  • Thế kỷ XVII: Bong bóng kinh tế Hoa Tulip tại Hà Lan.
  • Thế kỷ XVIII: Bong bóng cổ phiếu công ty South Sea tại Anh.
  • Thế kỷ XVIII: Khủng hoảng tín dụng năm 1772.
  • Thế kỷ XIX: Tình trạng suy thoái kéo dài ở châu  u và Bắc Mỹ.
  • Thế kỷ XX: Đại suy thoái giai đoạn 1929 - 1939.
  • Thế kỷ XX: Cuộc khủng hoảng giá dầu OPEC năm 1973.
  • Thế kỷ XX: Cuộc khủng hoảng ở châu Á vào năm 1997.
  • Thế kỷ XXI: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới giai đoạn 2007 - 2008.

3. Ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu

Khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm mất đi sự ổn định, định hướng trong nền kinh tế và nó có mầm mống hình thành từ rất lâu nên thường để lại hậu quả nghiêm trọng, không thể khắc phục, cải thiện trong thời gian ngắn.

Hệ lụy từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã khiến cho các nước Bắc  u đã chịu nhiều tác động nặng nề đến tốc độ tăng trưởng GDP, gia tăng tỷ lệ thất nghiệp và làm thâm hụt ngân sách. Cụ thể là

3.1. Gia tăng tỷ lệ thất nghiệp

Vào những năm khủng hoảng kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp ở các nước Bắc Âu gia tăng mạnh mẽ từ mức 4,3% vào năm 2008 đã lên mức 6% năm 2009 và 7,3% vào năm 2010. Theo các số liệu thống kê từ Đan Mạch, năm 2010 có 164,5 nghìn người Đan Mạch lâm vào tình trạng thất nghiệp.

Tại Thụy Điển, tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh, từ mức 6,2% năm 2008 lên mức 8,3% năm 2009, 9,7% năm 2010.

Đặc biệt, Phần Lan là quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất khu vực Bắc Âu với 8,2% năm 2009 và tăng lên 10% vào năm 2010.

Khủng hoảng kinh tế làm nhiều người thất nghiệp
(Ảnh minh họa)

3.2. Thâm hụt ngân sách

Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu, chính phủ các nước Bắc Âu phải tung ra các gói tài chính để kích thích kinh tế ổn định, dẫn đến tình trạng thâm hụt ngân sách và lâm vào khủng hoảng nợ nghiêm trọng.

3.3. Ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2009 đã khiến giá trị trao đổi thương mại toàn cầu xuống mức thấp nhất trong vòng 80 năm qua. Sản lượng công nghiệp toàn cầu nửa đầu năm 2009 cũng giảm 15% so với cùng kỳ năm trước đó. Tại khu vực Đông Á, giá trị thương mại của nhiều nền kinh tế có kim ngạch xuất khẩu lớn cũng suy giảm trầm trọng.

Tại Ai Cập, Pakistan diễn ra các cuộc bạo động lương thực do gia lúa mì tăng vọt.

Bài viết tổng hợp các nội dung về nguyên nhân và những hệ lụy từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Moitruonghopnhat.com luôn mong nhận mọi ý kiến góp ý từ Quý bạn đọc để nội dung bài viết được chỉnh chu và hoàn thiện hơn. Cảm ơn bạn đã quan tâm chủ đề.

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(09:56 12-09-2024)
Quy trình xử lý nước thải ngành nuôi trồng và chế biến thủy hải sản diễn ra như thế nào? Công nghệ và phương ...
(09:58 11-09-2024)
Để tạo ra các sản phẩm bao bì chất lượng, quy trình sản xuất trải qua nhiều công đoạn, trong đó những công đoạn ...
(16:24 10-09-2024)
Tuy nhiên mặt trái của ngành sản xuất bao bì carton là lượng chất thải đến môi trường mà cụ thể là nước thải ...
(11:24 09-09-2024)
Lưu lượng nước thải, mức độ ô nhiễm và mục đích sử dụng nước thải sau khi xử lý mà sơ đồ công nghệ xử lý ...
(09:11 07-09-2024)
Sự cố môi trường là “sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc do biến đổi bất thường của ...
(08:33 07-09-2024)
Các nhà máy, cơ sở hoạt động cần trang bị hệ thống xử lý bụi bông hiệu quả để bảo vệ môi trường và sức ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768