Nhà máy Xi măng Sông Lam xả thải gây ô nhiễm
Đã kiểm duyệt nội dung
Nhà máy xi măng Sông Lam thuộc Tập đoàn xi măng The Vissai có vốn đầu tư hơn 10.000 tỷ đồng, công suất 6.000 tấn clinker/dây chuyền/ngày. Hoạt động chính thức năm 2016, nhà máy tạo việc làm cho hơn 2,000 lao động và cung ứng ra thị trường hơn 4 triệu sản phẩm.
Tuy nhiên, hàng trăm hộ dân sống cạnh nhà máy lại mong muốn được di dời, tái định cư sang khu vực khác vì chịu tác động xấu từ môi trường bởi nhà máy xi măng này không có biện pháp xử lý môi trường gây ô nhiễm nguồn nước và bầu không khí rất nặng.
Dai dẳng sống chung với ô nhiễm
Qua tìm hiểu, người dân xóm Đô Sơn, xã Bài Sơn, huyện Đô Lương sống cạnh Nhà máy xi măng Sông Lam đã có nhiều chia sẻ bức xúc và phản đối tình trạng hoạt động gây ô nhiễm của đơn vị này.
Hàng rào nhà máy xây dựng quá thấp làm phát tán nhiều bụi ra ngoài khu dân cư, không chỉ dừng lại ở đó, nguồn nước thải ra từ nhà máy chảy thẳng ra cống rãnh nhiều hộ gia đình làm thay đổi chất lượng nước. Nghiêm trọng hơn nguồn nước ngầm cũng dần rơi vào ô nhiễm đe dọa đến nhiều giếng nước sinh hoạt của người dân.
Trước đó, Sở TNMT tỉnh Nghệ An cũng tổ chức kiểm tra tại đơn vị này khi phát hiện hệ thống xử lý nước thải tập trung đang trong quá trình vận hành vẫn chưa đạt kết quả cao, nồng độ Coliform vượt ngưỡng cho phép đến 17,4 lần và chưa hoàn thiện đầy đủ hạ tầng thoát nước khu vực phía Tây Bắc.
Bên cạnh đó, Nhà máy xi măng sông Lam vẫn chưa lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải liên tục, chưa xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường trước khi dự án đi vào hoạt động chính thức. Vì những lý do này mà nhiều sự cố môi trường xảy ra ảnh hưởng lớn đến môi trường và chất lượng cuộc sống của người dân.
Tiếng ồn, bụi bặm xuất hiện ngày càng nhiều, các loại xe đổ vật liệu chạy từ 5 giờ tối đến 1 giờ sáng càng khiến người dân muốn di dời sang nơi khác sinh sống. Nhiều gia đình ở đối diện nhà máy bị ô nhiễm bởi bụi xe tải trọng lớn ra vào thường xuyên.
Bà con phải tự xử lý nước thải vì nước ùn ứ, lâu ngày hình thành lớp bùn chảy xuống ruộng lúa ảnh hưởng đến năng suất sản xuất của người dân.
Người dân mòn mỏi mong sớm giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm
Đối với gần 160 hộ dân nói chung và riêng 6 hộ dân tại xóm 1, xã Bài Sơn nằm ngay sát nhà máy với khoảng cách chưa đến 100 m đều mong muốn di dời càng sớm càng tốt. Theo đó UBND huyện Đô Lương kiến nghị lên UBND tỉnh Nghệ An, căn cứ vào báo cáo ĐTM đã được phê duyệt thì phải dời 12 hộ dân từ hàng rào nhà máy.
Chủ tịch UBND xã Bài Sơn cho biết rất khó để xác định 12 hộ sẽ di dời vì có đến 158 hộ bị ảnh hưởng. Do đó cần xác định vào những tác động môi trường mà có phương án di dời chính xác nhất. Được biết, những số liệu khi lập đtm được lấy từ số liệu cũ của Nhà máy xi măng Đô Lương cũ (công suất nhỏ nên chỉ có 12 hộ di dời) nhưng đến nay vẫn chưa xác định cụ thể gồm những hộ nào.
Cho đến ngày 24/02/2020, UBND xã Bài Sơn báo cáo lên UBND huyện Đô Lương về việc không có căn cứ để lập danh sách cụ thể 12 hộ dân nằm trong phạm vi bán kính 600 m kể từ tường rào nhà máy.
Vừa qua ngày 26/02/2020, UBND huyện Đô Lương có thông báo chính thức về việc di dời 12 hộ dân nằm trong khu vực ảnh hưởng ô nhiễm môi trường do Nhà máy xi măng Sông Lam gây ra. Căn cứ vào báo cáo ĐTM gửi đến Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Nghệ An xem xét.
Kiến nghị liên quan đến việc di dời khu dân cư
Ngày 02/02/2020, Sở TNMT ra công văn số 860/STNMT-BVMT về việc di dời các hộ dân đến Bộ TNMT. Công văn nêu rõ không thể xác định rõ 12 hộ dân phải di dời theo báo cáo ĐTM đã được phê duyệt, có 158 hộ chịu ảnh hưởng từ nhà máy so với bán kính 600m từ hàng rào, bán kính 900m từ ống khói gồm 157 hộ. Chính vì thế, Sở TNMT không có đủ cơ sở để UBND xã bài Sơn, UBND huyện Đô Lương thực hiện di dời tái định cư.
Như vậy, gần 160 hộ dân chịu tác động ô nhiễm do Nhà máy xi măng sông Lam phải chờ để được di dời. Cho nên, Bộ TNMT đề nghị dựa trên thực trạng sử dụng công nghệ sản xuất và công tác BVMT trong từng giai đoạn để thực hiện đánh giá môi trường tổng quát nhằm làm rõ mức độ tác động đến khu dân cư.