Nhà máy xử lý nước thải hoạt động theo cơ chế nào?
Đã kiểm duyệt nội dung
Vai trò của nhà máy xử lý nước thải là rất quan trọng để cải thiện chất lượng nguồn nước. Vậy cơ chế hoạt động của các nhà máy xlnt này diễn ra như thế nào? Quy trình và nguyên lý xử lý của các nhà máy này? Ở bài viết này, công ty xử lý môi trường Hợp Nhất sẽ chia sẻ tới bạn đọc một số giai đoạn xử lý chính của một nhà máy xử lý nước thải.
Quá trình đông tụ/keo tụ tại nhà máy xử lý nước thải
- Bước này làm tăng kích thước của các hạt chất hữu cơ vì thế mà chúng có thể được loại bỏ dễ dàng hơn.
- Hai hóa chất được thêm vào khi nước chảy vào hệ thống xử lý nước thải kín, được chia thành:
+ Axit sunfuric: giảm nồng độ pH của nước để tăng hiệu quả xử lý.
+ Sunfat sắt: hút các hạt keo trong nước như chất hữu cơ hòa tan và tảo.
- Sau khi đi vào bể keo tụ, nước sẽ được các thiết bị khuấy trộn làm xáo trộn các hạt chất cặn va chạm và kết dính với nhau. Từ đó hình thành các hạt vón cục lớn hơn.
Hòa tan vào không khí
- Bước này loại bỏ chất hữu cơ ra khỏi nước.
- Nước thải được dẫn qua bể keo tụ và bể tuyển nổi hòa tan khí.
- Một chất bão hòa không khí lấy nước và bão hòa bằng khí nén để hình thành nhiều bọt khí.
- Tiến hành bơm nước siêu bão hòa vào các bể xử lý nước thải (bể chứa nước).
- Các bọt khí li ti kéo theo hạt chất hữu cơ nổi lên trên thành bể.
- Thiết bị gạt có tác dụng loại bỏ các khối nổi lên trên và đồng thời dẫn đến khu xử lý riêng.
Đặc trưng của Ozone hóa tại mỗi nhà máy xlnt
- Ozon có tác dụng khử trùng nước.
- Khi nước chảy từ bể tuyển nổi không khí hòa tan sẽ dẫn thẳng đến buồng ozon.
- Ozone bơm vào nước để:
+ Cải thiện hiệu suất của bộ lọc trong các giai đoạn xử lý phía sau.
+ Tiêu diệt hết vi khuẩn có hại.
+ Cải thiện hương vị và mùi của nước.
- Và cuối cùng, ozone dư còn sót lại được xử lý bằng Natri Bisulphite.
Công nghệ lọc được ứng dụng ở các nhà máy xử lý nước thải
- Nước từ buồng ozone đến bể lọc nước có ứng dụng thêm than hoạt tính sinh học.
- Một lượng nhỏ chất trợ lọc hóa học được thêm vào để cải thiện hiệu suất bộ lọc.
- Các bộ lọc này giúp tiêu diệt các phần tử nước ô nhiễm, bao gồm vi khuẩn, ký sinh trùng.
- Các chất hữu cơ hòa tan tự nhiên cũng bị loại bỏ giúp giảm các sản phẩm phụ khử trùng khi cho clo vào nước.
- Bộ lọc này còn tự làm sạch bằng cách bơm ngược không khí vào nước qua các bộ lọc. Phần nước rửa ngược được bơm đến khu vực xử lý tại chỗ.
Khử trùng bằng clo
- Đây là phương pháp xử lý nước thải không thể thiếu, nước di chuyển từ bể lọc đến buồng chứa clo.
- Clo có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, vi rút, mầm bệnh, nấm nên chúng trở thành chất khử trùng nước hiệu quả.
- Natri hydroxit được thêm vào để tăng nồng độ pH trở về mức ban đầu để phù hợp tiêu chuẩn nước uống, nước sinh hoạt.
Khử trùng bằng tia cực tím
- Từ các trạm xử lý nước thải, nước được bơm từ giếng qua buồng thép không gỉ có chứa đèn tia cực tím (UV) giống như những bóng đèn huỳnh quang.
- Chỉ trong vài giây tiếp xúc, tia UV xuyên qua các VSV, vi khuẩn còn sót lại trong nước, phá hủy khả năng sinh sản của chúng. Điều này hạn chế khả năng gây nhiễm trùng hay lây lan bệnh tật của chúng.
Các vật liệu thứ cấp được xử lý ra sao?
- Nước rửa ngược từ bộ lọc lắng xuống đáy.
- Nước sạch trả lại đầu vào của nhà máy.
- Các chất rắn lắng hoặc các hạt từ quá trình tuyển nổi trong không khí hòa tan bơm đến ao lắng/hồ sinh học/đầm chứa nước.
- Các thành phần trong khu vực chứa nước sẽ thực hiện chức năng tách chất lỏng và chất rắn nhờ việc phát triển nhiều loài thực vật có khả năng xử lý nước thải ô nhiễm.
Nếu Quý doanh nghiệp đang có nhu cầu về xử lý nước thải thì hãy liên hệ ngay với Hợp Nhất theo Hotline 0938.857.768 để được tư vấn miễn phí nhé!