Nhựa phân hủy sinh học có thân thiện với môi trường?
Đã kiểm duyệt nội dung
Khái niệm nhựa sinh học được phân chia thành 2 dạng gồm nhựa sinh học (chứa ít nhất một phân tử vật chất sinh học) và nhựa phân hủy sinh học (bị vi khuẩn phân hủy hoàn toàn trong điều kiện cụ thể).
Không phải tất cả nhựa sinh học đều phân hủy và không phải tất cả nhựa có thể phân hủy có nguồn gốc sinh học. Nghe có vẻ khó hiểu? Vậy nhựa phân hủy có những lợi thế/hạn chế và đặc tính như thế nào?
Cùng Công ty môi trường xử lý nước thải Hợp Nhất tìm hiểu vấn đề này ở phân tích dưới đây!
Những lợi thế/hạn chế của nhựa phân hủy sinh học
Những lợi thế của nhựa phân hủy sinh học
Dễ tái chế
- Đa phần chúng ít độc hại nên dễ dàng được tái chế giảm thiểu các vấn đề trong chôn lấp.
- Nguồn chất thải có thể dùng làm phân trộn hoặc năng lượng tái tạo sinh học.
Tiêu thụ ít năng lượng
- Mặc dù đòi hỏi chi phí đầu tư lớn nhưng các sản phẩm nhựa phân hủy sinh học cần rất ít năng lượng. Chẳng hạn việc sản xuất polyme từ ngô sẽ giảm khoảng 65% năng lượng hơn khi polyme được làm từ dầu mỏ.
- Cần ít năng lượng hóa thạch từ đó làm giảm ô nhiễm môi trường hơn, hình thành ít khí nhà kính trong quá trình sản xuất mang lại nhiều lợi ích về môi trường.
Giảm chất thải thứ cấp
- Khác với nhựa thông thường, nhựa phân hủy sinh học chỉ mất khoảng vài tháng để chúng phân hủy (tùy thuộc vào nguyên liệu và phương pháp xử lý).
- Chúng là lựa chọn tốt để đất hấp thụ hoặc chuyển thành phân trộn giúp giảm việc xử lý rác thải nhựa hơn.
Giảm phát thải cacbon dioxide
- Lượng khí thải CO2 đang gia tăng không ngừng, mà nguồn phát thải trong số đó bao gồm việc sản xuất sản phẩm nhựa.
- Tuy nhiên nhựa phân hủy sinh học không cần dùng nhiên liệu hóa thạch nên giảm đáng kể hàm lượng CO2 giải pháp này khá thân thiện với môi trường.
Giảm phát thải khí nhà kính
- Sử dụng sản phẩm nhựa mới giúp giảm lượng khí thải nhà kính.
- Vứt bỏ nhựa làm tăng khí metan, hóa chất độc hại cùng nhiều chất ô nhiễm khác. Chúng rất dễ bị phân hủy nên có thể tăng mức độ nguy hại đối với hệ sinh thái và sức khỏe con người.
Dễ bị phân hủy bởi vi khuẩn
- Khi bị chôn trong đất, chúng sẽ bị vi khuẩn phân hủy và chuyển hóa thành nhiều sản phẩm ít độc hại hơn.
- Vì quá trình phân hủy tự nhiên nên nhiên liệu hóa thạch hoàn toàn không phát thải, nên rất tiết kiệm chi phí.
Khả năng phân hủy nhanh
- Ủ sản phẩm nhựa sinh học làm tăng độ phì nhiêu của đất vì chúng không làm từ chất hóa học mà từ vật liệu tự nhiên.
- Chúng phân hủy và cải thiện khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất, đồng thời giúp cây trồng phát triển hơn, giảm phụ thuộc vào thuốc trừ sâu và phân bón hóa học.
Hạn chế của nhựa phân hủy sinh học
- Khi chúng bị phân hủy trong bãi chôn lấp sẽ hình thành khí metan. Đây là khí nhà kính rất mạnh gây ra vấn đề nóng lên toàn cầu.
- Một số chất dẻo rất khó phân hủy, chúng phải tiếp xúc với tia cực tím hoặc nhiệt độ tương đối cao. Thậm chí có thể hình thành nhiều chất vi lượng, hợp chất độc hại.
- Trồng cây để sản xuất nhựa sinh học thường đi kèm với nhiều tác động môi trường như phát thải khí nhà kính, tiêu tốn nhiều nguyên liệu, ô nhiễm dòng chảy.
- Nhựa phân hủy sinh học rất khó để tái chế.
- Để xử lý nhựa phân hủy sinh học cần nhiều thiết bị đắt tiền, gây ra những rủi ro môi trường.
- Nhựa này không phân hủy trong nước biển vì nhiệt độ quá lạnh. Chúng có xu hướng nổi lên trên mặt nước hoặc phát sinh vi nhựa gây nguy hiểm với các loài sinh học.
Nhựa phân hủy sinh học được chế tạo như thế nào?
Những sản phẩm nhựa phân hủy sinh học chủ yếu được làm từ nguyên liệu thô hoặc thực vật. Quá trình sản xuất tương tự như nhựa thông thường. Thực chất thì nhựa phân hủy sinh học không nhất thiết phải làm từ thực vật. Vì một số loại nhựa được làm từ dầu.
Những sản phẩm được làm từ nhựa phân hủy sinh học chứa chất phụ gia khiến chúng phân hủy nhanh hơn khi có ánh sáng và oxy, độ ẩm, nhiệt độ. Quá trình phân hủy là chuỗi những phản ứng hóa học, khi đó VSV chuyển hóa nhựa thành nhiều sản phẩm phụ như nước, sinh khối hoặc cacbon dioxide.