Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

[Cập nhật] Những điểm đáng lưu ý của Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)


361 Lượt xem - Update nội dung: 16-08-2023 16:08

Đã kiểm duyệt nội dung

Sáng ngày 14.08, tại Nhà Quốc hội dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) cho phù hợp với thực tiễn. Trong đó, điểm nổi bật là nội dung thống nhất không bổ sung nước khoáng và nước thiên nhiên vào phạm vi điều chỉnh của Luật.

Những điểm đáng lưu ý của Luật Tài nguyên nước
Sáng 14/8, tại Nhà Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật tài nguyên nước (sửa đổi).

07 vấn cần chú ý trong dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)

Luật Tài nguyên nước sửa đổi đã điều chỉnh nhiều nội dung phù hợp với thực tiễn, cụ thể là 7 vấn đề đáng lưu ý dưới đây:

1. Về phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật

- Giữ nội dung khai thác, sử dụng nước trong pham vị điều chỉnh của dự thảo Luật.

- Không bổ sung nước khoáng, nước nóng thiên nhiên vào Luật.

2. Về điều hòa, phân phối nước

- Bổ sung quy định dự báo khí tượng, thủy văn, xu thế diễn biến lượng mưa, dòng chảy, lượng mưa tích trữ tại các hồ chứa để dự báo lượng nước theo các thời kỳ trong năm nhằm chủ động kịch bản điều hòa, phân phối, bảo đảm hài hòa lợi ích của các bên khai thác, sử dụng nước.

- Bổ sung quy định trách nhiệm của Bộ TN&MT, các bộ có liên quan và UBND các tỉnh trên lưu vực sông trong hoạt động điều hòa, phân phối tài nguyên nước (Khoản 5, Điều 35).

3. Về khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho sinh hoạt

- Nhằm tránh gây chồng chéo trong các quy định về quản lý nước sinh hoạt, Luật tài nguyên nước (sửa đổi) chỉ quy định một số nguyên tắc về yêu cầu quản lý và đảm bảo chất lượng, số lượng nguồn nước cấp cho sinh hoạt (Điều 27 và Điều 43 dự thảo Luật).

- Các nội dung cụ thể về khai thác, sử dụng, cáp nước cho sinh hoạt sẽ được điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện theo pháp luật chuyên ngành về cấp thoát nước.

4. Về đăng ký, cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước

- Dự thảo Luật đã bổ sung 04 điều quy định cụ thể về nguyên tắc cấp phép, đối tượng phải đăng ký, cấp phép khai thác sử dụng nước, điều kiện cấp phép (tại các Điều từ 53 đến 56).

- Về quy mô để làm căn cứ cấp phép sẽ được Chính phủ quy định chi tiết để phù hợp với tính đặc thù của nước – luôn biến động theo thời gian và không gian.

5. Về thành phần hồ sơ, nội dung, trình tự, thủ tục cấp phép, gia hạn, điều chỉnh giấy phép

- Chính phủ quy định chi tiết để đảm bảo tính linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành.

- Về chi phí, lệ phí cấp phép: Thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

6. Về sử dụng nước tuần hoàn, tái sử dụng nước

- Dự thảo Luật đã bổ sung Điều 58 quy định về tuần hoàn và tái sử dụng nước thải ở 03 mức độ: Khuyến khích áp dụng; có lộ trình áp dụng và bắt buộc áp dụng, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế-xã hội trong từng thời kỳ.

- Bổ sung chính sách ưu đãi, khuyến khích các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có khai thác, sử dụng nước và xả nước thải có giải pháp sử dụng nước tuần hoàn, tái sử dụng nước.

7. Về trách nhiệm quản lý Nhà nước về tài nguyên nước

- Dự thảo Luật đã bổ sung quy định trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ TN&MT, Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng; bổ sung trách nhiệm của Bộ Xây dựng, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; bổ sung cơ chế phối hợp giữa bộ TN&MT với các Bộ có liên quan; trách nhiệm của UBND các cấp.

- Về tổ chức lưu vực sông, dự thảo Luật đã bổ sung Điều 81 quy định chức năng của tổ chức lưu vực sông là tổ chức phối hợp liên ngành, hoạt động kiêm nhiệm; ..

Ngoài ra còn có các nội dung khác như về đăng ký cấp phép khai thác sử dụng tài nguyên nước ngầm cân nhắc, quy định chặt chẽ, phân tích thực trạng nước ngầm nếu khai thác không được kiểm soát sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy; bổ sung khái niệm nước mặn, v.v…

Trên đây là một số nội dung đáng chú ý của Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) Có thể thấy, Luật Tài nguyên nước sửa đổi từng bước hoàn thiện nhằm phù hợp với bối cảnh thực tế và điều kiện phát triển kinh tế, xã hội ở nước ta.

Tài liệu tham khảo (Reference material)

Tổng hợp

Bộ phận Truyền thông & Marketing

 

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(09:34 12-09-2024)
Quy trình xử lý nước thải ngành nuôi trồng và chế biến thủy hải sản diễn ra như thế nào? Công nghệ và phương ...
(09:58 11-09-2024)
Để tạo ra các sản phẩm bao bì chất lượng, quy trình sản xuất trải qua nhiều công đoạn, trong đó những công đoạn ...
(16:24 10-09-2024)
Tuy nhiên mặt trái của ngành sản xuất bao bì carton là lượng chất thải đến môi trường mà cụ thể là nước thải ...
(11:24 09-09-2024)
Lưu lượng nước thải, mức độ ô nhiễm và mục đích sử dụng nước thải sau khi xử lý mà sơ đồ công nghệ xử lý ...
(09:11 07-09-2024)
Sự cố môi trường là “sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc do biến đổi bất thường của ...
(08:33 07-09-2024)
Các nhà máy, cơ sở hoạt động cần trang bị hệ thống xử lý bụi bông hiệu quả để bảo vệ môi trường và sức ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768