Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ NHẬN GIÁ TỐT

Những điều cần lưu ý khi xây bể xử lý nước thải


1089 Lượt xem - Update nội dung: 18-04-2023 08:51

Đã kiểm duyệt nội dung

Xây bể xử lý nước thải là phần khá quan trọng trong chuỗi những những công việc của quá trình xây dựng cả hệ thống xử lý nước thải. Với 10 năm trong ngành thiết kế, xây dựng hệ thống xử lý nước thải, Hợp Nhất xin chia sẻ một số kinh nghiệm khi xây bể xử lý nước thải qua bài viết sau đây.

Những điều cần lưu ý khi xây bể xử lý nước thải

1. Kinh nghiệm khi xây dựng bể xử lý nước thải

Dưới đây là những điều cần lưu ý để xây bể xử lý nước thải có hiệu quả hoạt động tốt, tuổi thọ bền.

1.1. Thiết kế bản vẽ bể xử lý nước thải

Bản vẽ các bể xử lý được thiết kế tùy vào đặc điểm địa hình của mỗi công trình, vốn của chủ đầu tư và các yếu tố khác. Các bể xử lý nước thải trong sơ đồ công nghệ phải được bố trí gần nhau, ưu tiên hợp khối nhằm giảm tổn thất áp lực và chi phí đầu tư.

Nguyên tắc chung của phân phối nước thải từ công trình xử lý này đến công trình xử lý khác theo nguyên tắc tự chảy nên công trình phía trước có cao trình (độ cao từ một điểm so với mặt chuẩn, ví dụ bể xử lý nước thải cao 3 mét so với mực nước biển) mức nước cao hơn mức nước công trình phía sau. Độ lệch cao độ này do tổn thất áp lực của hạng mục phân phối nước giữa 2 công trình đơn vị gây ra, thông thường giá trị độ lệch cao độ này phải lớn hơn tổn thất gây ra thì thủy lực vận chuyển dòng nước giữa 2 công trình mới đảm bảo kỹ thuật yêu cầu.

- Những bể xử lý nước thải có chiều cao lớn như bể lắng đứng, bể lắng hai vỏ, bể mêtan nên được thiết kế kiểu xây dựng nửa nổi nửa chìm so với mặt đất để giảm khối lượng công tác đất.

- Bố trí thiết bị trong các bể xử lý nước thải: Các bể như bể điều hòa, bể xử lý sinh học hiếu khí thường được bố trí máy bơm nên trong công đoạn xây bể cũng cần lưu ý đến vị trí đặt máy bơm trong bể.

- Nếu trong sơ đồ công nghệ có áp dụng bể lọc sinh học, bể sinh học kỵ khí (UASB) có dòng chảy từ dưới lên thì việc phân phối nước vào bể cũng ảnh hưởng đến cao trình toàn bộ công nghệ xử lý.

Bản vẽ hệ thống xử lý nước thải
Bản vẽ bố trí các bể xử lý nước thải (Ảnh minh họa)

1.2. Giai đoạn thi công, xây dựng

Ở giai đoạn thi công, xây dựng, có thể nhà thầu xử lý nước thải thực hiện hoặc thực hiện thông qua một nhà thầu phụ xây dựng khác. Tuy nhiên có những vấn đề cần lưu ý để đảm bảo độ bền hệ thống và tính an toàn:

- Chọn vật liệu xây dựng: Chọn vật liệu xây dựng cơ bản như sắt, thép, gạch, cát, đá, v.v… những bể xử lý nước thải là nơi lưu nước thải và thực hiện xử lý nên vật liệu xây dựng cần đảm bảo độ chắc chắn, vững chãi.

- Thi công, xây dựng: Trong quá trình thi công, đào đất, lượng đất đào lên cần được sử dụng để đắp trở lại cho các công trình cần đắp đất và các công trình cách nhiệt, tường bê tông có chiều dài > 150mm. Giai đoạn này có nhiều phần như gia công ván khuôn định hình, gia công cốt thép cụm bể chính, đóng ép cừ xung quanh cụm bể chính, hàn khóa đầu cừ.

- Khu vực xây dựng phải có rào chắn bảo vệ, không cho người ngoài vào.

- Chống thấm bể xử lý nước thải: Nước thải có tính ăn mòn cao nên các bể chứa trong quá trình xây dựng cần được chống thấm bằng các hóa chất đặc hiệu để tránh tình trạng bong tróc, thấm là giảm tuổi thọ của hệ thống. Quy trình chống thấm: Xử lý bề mặt (làm sạch bề mặt, loại bỏ các tạp chất dính trên bề mặt đáy, mặt thành bể) --- > trộn vật liệu chống thấm --- > thi công lớp lót --- > thi công lớp phủ.

- Đối với các bể xử lý nước thải, để đảm bảo an toàn phải xây thêm phần lan can bảo vệ.

- Thời gian đưa các bể xử lý nước thải vào vận hành, khởi động

Loại bể

Thời gian khởi động

Yêu cầu quản lý vận hành trong thời gian khởi động

Bể tự hoại

Lắng cặn: sau 1 – 3 ngày

Lên men cặn lắng: sau 3 tháng

Đưa lượng cặn đã lên men bằng khoảng 15 – 20% dung tích phần chứa cặn để gây men.

Bể lắng hai vỏ

Lắng cặn: sau 3 – 5 ngày

Lên men cặn lắng: sau 3 tháng

Đưa lượng cặn đã lên men bằng khoảng 15 – 20% dung tích phần chứa cặn để gây men.

Bể lọc kỵ khí

Từ 2 – 3 tháng

Lưu lượng nước thải cấp cho bể trong thời gian khởi động tăng dần từ 25 đến 100% lưu lượng thiết kế.

Bể lọc sinh học

Từ 2 – 3 tháng cho đến khi xuất hiện nitrat trong nước thải sau xử lý.

Tăng dần lưu lượng nước thải từ 10 đến 25% lưu lượng thiết kế. Thời gian một chu kỳ từ 5 – 6 phút.

Bể aerotank

Từ 1 – 2 tháng cho đến khi chỉ số bùn trong bình Imhoff là 200 – 300 ml/l (nếu có bùn hoạt tính từ nơi khác đưa về thì thì thời gian này giảm xuống còn từ 2 tuần đến 1 tháng).

Cho bùn hoạt tính lấy từ nơi khác để sục khí với khoảng 30% lưu lượng nước thải trong thời gian đầu. Sau đó tăng dần công suất cấp nước thải cho đến khi chỉ số bùn là 200 – 300 ml/l.

Hồ sinh học

Từ 2 – 3 tháng sau khi hoàn thành hệ sinh vật trong hồ.

Giai đoạn đầu có thể bơm nước sông vào đáy hồ, sau đó xả nước thải dần dần vào hồ.

- Đối với các bể xử lý mà trong bể có diễn ra quy trình sinh hóa thì giai đoạn đưa vào hoạt động cần một thời gian tương đối dài, phải đảm bảo đủ thời gian để vi sinh vật phát triển với một lượng cần thiết và để quá trình xử lý được diễn ra  được bình thường.

- Đối với bể lắng hai vỏ, cấu tạo cửa vào của bể phải tốt để nước thải vào máng phân phối được điều hòa theo toàn bộ chiều rộng của máng. Đỉnh máng phân phối phải ngang thẳng để nước chảy tràn qua được đều.

vận chuyển bồn xử lý nước thải đến công trình
vận chuyển bồn xử lý nước thải đến công trình

2. Những sự cố thường gặp khi xây bể xử lý nước thải

Nứt bê tông, nước rò rỉ là những sự cố thường gặp khi xây bể xử lý nước thải.

2.1. Nứt bê tông

Một số nguyên nhân gây nứt bê tông có thể kể đến như sau:

  • Xây quá dài, không có mạch dừng;
  • Xây trên nền đất yếu, kết cấu đất không ổn định.
  • Phần nền móng không đủ chịu tải bị nghiêng, lún khiến bê tông bị nứt.
  • Yếu tố ngoại cảnh như xây vào những lúc thời tiết nắng gắt khiến vật liệu xây dựng bốc hơi nước nhanh, xi măng chưa kịp kết dính dẫn tới bể bị nứt.
  • Thiếu công tác bảo dưỡng sau khi xây dựng.

2.2. Bê tông bị rỗ khiến nước rò rỉ

Chất lượng thép không đảm bảo trong quá trình xây dựng là nguyên nhân khiến bể không đủ sức chịu lực. Trong quá trình đổ bê tông thực hiện không đúng kỹ thuật, bê tông đổ không đều, tạo ra mặt bằng chỗ thấp chỗ cao.

Trên đây là những điều cần lưu ý khi xây dựng bể xử lý nước thải được Hợp Nhất đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn. Ngoài những nội dung trên, mỗi công trình xử lý nước thải đều có những đặc trưng riêng, nên việc xây bể xử lý nước thải cũng sẽ dựa vào điều kiện thực tế ở mỗi dự án.

Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài. Và để thường xuyên nhận những bài viết chuyên về kỹ thuật của hệ thống xử lý nước thải, các bạn hãy truy cập và website của chúng tôi: moitruonghopnhat.com nhé.

3. Tài liệu tham khảo (Reference material)

Trong bài viết này, chúng tôi có sử dụng tài liệu tham khảo và hình ảnh từ các nguồn sau:

  • Sách Xử lý nước thải, chủ biên GS.TS Lâm Minh Triết – GS. TS Trần Hiếu Nhuệ;
  • Tài liệu Bộ phận Công nghệ - Công ty Môi Trường Hợp Nhất;
  • Tổng hợp.

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(17:06 11-12-2024)
Dịch vụ Vận hành hệ thống xử lý nước thải đạt hiệu quả sẽ giúp tối ưu chi phí, giúp hệ thống hoạt động ...
(17:00 11-12-2024)
Sản xuất giày dép cũng cần phải lắp đặt hệ thống xử lý nước thải để phục vụ các công đoạn sản xuất và ...
(10:03 11-12-2024)
Nước thải của nhà máy trên là nước thải sinh hoạt, với công suất thiết kế 100m3/ngày.đêm sẽ có chi phí dao động ...
(14:42 10-12-2024)
Chủ đầu tư muốn lắp đặt hệ thống xử lý nước thải với công suất 30m3/ngày để đủ điều kiện được cấp ...
(14:26 10-12-2024)
Trong quá trình gia công, sản xuất hàng may mặc, khí thải, bụi, bụi vải, khói thải lò hơi là những chất gây tác ...
(09:25 10-12-2024)
Tổng hợp một số phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi heo hiệu quả và giúp các chủ trang trại nuôi lợn tiết ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768