Những thuận lợi và hạn chế của MBR - Môi Trường Hợp Nhất
Đã kiểm duyệt nội dung
Công nghệ xử lý nước thải MBR (Membrane Bioreactor) là sự kết hợp giữa 2 quá trình xử lý trong cùng 1 bể: bùn hoạt tính sinh học và màng lọc tách sinh khối vi sinh. Cũng như các công nghệ xử lý khác, MBR cũng có ưu điểm và nhược điểm. Mời Quý bạn đọc cùng Công ty môi trường Hợp Nhất tìm hiểu những thuận lợi và hạn chế của MBR.
1. Nguyên lý hoạt động của công nghệ MBR
Màng lọc MBR có cấu tạo gồm các sợi rỗng hình phẳng hoặc hình ống hoặc kết hợp cả dạng hình phẳng và hình ống. Mỗi sợi rỗng như một màng lọc riêng biệt với nhiều lỗ nhỏ li ti trên bề mặt màng , những lỗ nhỏ li ti này có tác dụng ngăn chặn chất thải, cặn bã đi qua màng.
Màng lọc MBR được bố trí trong bể xử lý sinh học hiếu khí lơ lửng Aerotank. Theo đó, khi nước thải đi qua màng, nước sạch sẽ được thẩm thấu nhờ các sợi rỗng chảy về hệ thống thu nước, sau đó nước được bơm hút ra ngoài; còn các chất ô nhiễm, vi sinh vật và bùn sẽ được giữ lại ở bề mặt màng và được hút định kỳ để xử lý
2. Những ưu điểm/Thuận lợi của MBR
+ Chất lượng xử lý nước
- Đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng nước đầu ra.
- Nước thải đầu ra không chứa cặn nên có thể xả trực tiếp ra nguồn nước mặt.
- Nước thải sau khi xử lý có thể có thể tái sử dụng cho các nhà máy nước tuần hoàn hoặc các tòa nhà.
+ Tiết kiệm diện tích
- Tiết kiệm diện tích mặt bằng nên có thể áp dụng cho các nhà máy có diện tích hạn chế .
- Tiết kiệm chi phí xây dựng, sinh ra ít bùn thải
- Có thể thi công, lắp đặt ở những nơi có diện tích nhỏ, khiêm tốn.
+ Kiểm soát mùi và khử trùng
- Trong quá trình lọc màng, việc loại bỏ các vi khuẩn và virus có thể đạt được mà không cần thêm hóa chất. Tất cả các thiết bị xử lý có thể được đậy kín và không có sự phát tán mùi.
+ Linh hoạt
- Dễ dàng tăng công suất, mở rộng quy mô.
- Thuận tiện cho công tác bảo trì, sửa chữa, kiểm tra.
- Không cần phải xây bể lắng, bể lọc và bể khử trùng.

3. Những điểm hạn chế của MBR
Bất cứ công nghệ nào, ngoài những ưu điểm thì sẽ tồn tại những điểm hạn chế, cụ thể một số điểm hạn chế của công nghệ MBR có thể kể đến như sau:
- Chi phí đầu tư và chi phí vận hành, tiêu hao hóa chất rửa màng.
- Tốn thời gian và công sức cho việc quản lý và xử lý.
- Không phù hợp trong xử lý nước thải có hàm lượng hóa chất và độ màu cao.
- Sử dụng hóa chất để làm sạch màng định kỳ 6-12 tháng tùy vào tính chất nước thải.
- Màng lọc dễ bị tắc nghẽn, đòi hỏi người vận hành có kiến thức, kỹ năng để vận hành hiệu quả.

4. Công nghệ MBR ứng dụng trong xử lý nước thải nào?
Công nghệ MBR được ứng dụng trong xử lý nước thải nhiều lĩnh vực, cụ thể một số hoạt động/ngành nghề có thể kể đến như việc xử lý:
- Nước thải sinh hoạt tòa nhà, chung cư, khi dân cư, nhà hàng, khách sạn, resort.
- Nước thải y tế như bệnh viện, phòng khám, cơ sở y khoa, phòng thí nghiệm.
- Nước thải công nghiệp thực phẩm như sản xuất bia, sữa, chế biến thủy sản, tinh bột sắn, v.v…
Bên cạnh công nghệ xử lý nước thải MBR, còn nhiều công nghệ xử lý nước thải khác như: Sinh học kết hợp A-O, sinh học kết hợp A-A-O, AO-MBBR, công nghệ xử lý sinh học theo mẻ SBR, kỵ khí UASB, kỵ khí tiếp xúc, v.v…
Mỗi công nghệ xử lý nước thải đều có những ưu nhược điểm khác nhau. Tùy vào điều kiện thực tế và đặc điểm nước thải của mỗi nơi mà các công ty chuyên xử lý nước thải sẽ đề xuất công nghệ xử lý phù hợp. Để biết thêm về các công nghệ xử lý nước thải tiên tiến khác hiện nay, Quý bạn đọc có thể truy cập vào tin tức môi trường của Hợp Nhất để tìm hiểu thêm.