Nước mưa có sạch không? Lưu ý khi sử dụng nước mưa
Đã kiểm duyệt nội dung
Nước mưa có sạch không là thắc mắc của rất nhiều người bởi đây là nguồn nước tự nhiên được hình thành trên cơ chế nước bốc hơi lên gặp luồng không khí lạnh và ngưng tụ thành mây. Khi có quá nhiều các giọt nước được hình thành ở đám mây, lâu ngày các đám mây sẽ nặng và rơi xuống tạo thành mưa. Bài viết sau đây sẽ phân tích các thành phần có trong nước mưa để giúp các bạn hiểu rõ nước mưa có sạch không.
1. Các thành phần trong nước mưa
Ở nhiều vùng nông thôn nước ta, nước mưa là nguồn nước ngọt tự nhiên được nhiều người dự trữ để làm nguồn nước sinh hoạt trong những giai đoạn thiên tai hạn mặn. Tuy nhiên nguồn nước này có độ sạch không ổn định. Lý do bởi mưa được hình thành do quá trình ngưng tụ rồi rơi xuống. Trong quá trình rơi xuống hạt mưa mang theo cả các chất ô nhiễm có trong bầu không khí.
2. Axit, chất hóa học
Trong nước mưa có chứa nhiều axit như axit cacbonic, axit sunfuric, axit nitric do quá trình phân hủy ở mặt đất từ các nhà máy, khu công nghiệp thải ra.
Kết quả phân tích ở các khu vực đô thị, thành phố, những nơi tập trung dân cư đông đúc, các khu công nghiệp cho thấy nước mưa chứa các chất axit cao hơn ở vùng nông thôn.
Bên cạnh đó, các chất độc gây ô nhiễm trong không khí là đi oxit sunfua (NO2) và oxit nitơ (SO2), …cũng theo mưa rơi xuống và nếu chúng ta sử dụng phải nước mưa bị nhiễm các chất này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
3. Vi khuẩn, kim loại nặng
Trong nước mưa có chứa vi khuẩn là E.Coli gây bệnh gây bệnh, nếu uống phải nước mưa có chứa vi khuẩn dễ mắc các bệnh về tiêu hóa, đường ruột.
Ngoài các chất trên, trong nước mưa còn chứa các kim loại nặng như chì, thủy ngân, asen gây độc hại cho sức khỏe con người.
4. Những lưu ý để sử dụng nước mưa đúng cách
Tránh sử dụng nước mưa đầu mùa bởi đây là nguồn nước chứa nhiều vi khuẩn, bụi bẩn, các tạp chất ô nhiễm. Đồng thời, nước mưa đầu mùa có chứa thành phần axit cao. Đặc biệt là tại những khu vực không mưa trong một thời gian dài thì chất bẩn tích tụ nhiều hơn vì vậy mẫu nước mưa đầu mùa càng ô nhiễm rõ rệt hơn.
Không nên hứng nước mưa ngay khi trời bắt đầu đổ mưa mà đợi khoảng 10 – 15 phút, lúc này nước mưa sẽ làm trôi hết các chất ô nhiễm, cát bụi bám trên mái nhà và thiết bị dẫn nước.
Không sử dụng nước mưa ở những khu vực có không khí bị ô nhiễm như các khu công nghiệp, những vùng nông nghiệp thường xuyên phun thuốc trừ sâu, thuốc hóa học cho cây trồng.
Thường xuyên cọ rửa, đậy nắp bể chứa nước mưa, không sử dụng các thiết bị chứa nước mưa bằng đồng, nhôm.
Để an toàn khi sử dụng, chúng ta có thể lọc nước hoặc đun sôi nước thay vì uống trực tiếp.
Tóm lại, ngày xưa khi môi trường còn trong lành, sạch sẽ và chưa có nhiều hoạt động sản xuất công nghiệp gây khói bụi như ngày nay thì nước mưa sạch và có thể sử dụng cho hoạt động sinh hoạt. Tuy nhiên ngày nay nước mưa có sạch không thì còn phụ thuộc vào khu vực mưa là ở nông thôn hay thành thị, bầu không khí của khu vực đó nhưng hầu hết nước mưa không sạch do tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam ngày một trầm trọng.
Bài viết mang tính chất tham khảo, mọi thắc mắc hoặc góp ý về nội dung bạn có thể để lại bình luận bên dưới, Tin tức môi trường sẵn sàng hỗ trợ bạn. Đừng quên ấn theo dõi fanpage bên dưới để nhận được những thông tin mới từ Hợp Nhất, Xin cảm ơn.
Có thể bạn quan tâm về các chủ đề: