Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Nước ngầm và cách xử lý nước ngầm trước khi sử dụng


945 Lượt xem - Update nội dung: 08-11-2022 10:59

Đã kiểm duyệt nội dung

Nước ngọt là nguồn tài nguyên quý giá không chỉ với con người mà với rất nhiều sinh vật khác trên trái đất. Hiện nay, việc khai thác nước ngọt ở nhiều nơi chủ yếu vẫn là lấy từ nguồn nước ngầm. Tuy nhiên, tình hình môi trường ngày càng ô nhiễm, dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngầm, cần phải có giải pháp xử lý phù hợp.

Bài viết dưới đây, moitruonghopnhat.com sẽ tổng hợp một số cách xử lý nước ngầm trước khi sử dụng, mời bạn cùng tìm hiểu.

xử lý nước ngầm trước khi sử dụng

1. Nước ngầm là gì?

Nước ngầm là loại nước nằm bên dưới lòng đất, bên dưới các lớp đất, đá, nước được tích trữ trong các khoảng trống của đất. Nước ngầm được tái tạo chủ yếu từ nước mưa, tuyết rơi và thẩm thấu vào lòng đất.

Hiện nay nhiều nơi khai thác nước ngầm bằng cách đào giếng, khoan giếng, sử dụng bơm để lấy nước. Hình thức sử dụng chủ yếu là dùng trực tiếp, ít khi được xử lý. Tuy nhiên, với tình trạng ô nhiễm hiện nay, nước ngầm sẽ nhiễm một số tạp chất độc hại, cần được xử lý trước khi đưa vào sử dụng để đảm bảo sức khỏe cho con người.

2. Xử lý nước ngầm có tác dụng gì?

Xử lý nước nói chung và xử lý nước ngầm nói riêng đều nhằm mục đích làm sạch nước. Loại bỏ các tạp chất có hại cho người sử dụng, có thể phân tích ra một vài trường hợp cụ thể như sau:

- Loại bỏ kim loại nặng: Trong nước ngầm có chứa các kim loại nặng như Cu, MN, Zn, Cr, v.v…nếu không được xử lý mà trực tiếp dùng thì sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh về ung thư, bệnh cấp tính, mãn tính. Đặc biệt, asen là thành phần độc hại, chúng xâm nhập cơ thể bằng qua đường hô hấp, qua da và đường tiêu hóa. Nếu bị nhiễm asen, tùy vào mức độ và thể trạng, cơ địa của mỗi người, asen sẽ gây ra các tác hại như: giảm trí nhớ, giảm cân, thay đổi cân bằng hệ thống enzym của cơ thể, làm rối loạn sắc tố da, liên quan đến các bệnh về tim mạch, tiểu đường và nghiêm trọng hơn là gây ung thư.

- Loại bỏ vi sinh vật gây bệnh: Các vi sinh vật gây bệnh tồn tại ở nhiều dạng khác nhau trong môi trường nước, vi khuẩn, ký sinh trùng là nguyên nhân gây ra các bệnh như bệnh tả, sốt rét, thương hàn, viêm gan, v.v…

- Loại bỏ các chất hóa học, thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học: Trong các hoạt động nông nghiệp như phun thuốc, bón phân sẽ khiến các chất này tích lũy dần trong đất. Lâu dài, chúng thấm vào mạch nước ngầm, nếu con người sử dụng phải nguồn nước nhiễm chất hóa học sẽ dễ mắc các bệnh nguy hiểm.

Xử lý nước ngầm trước khi sử dụng
Ảnh minh họa (Nguồn Internet)

3. Những cách xử lý nước ngầm hiện nay

Thông thường, tùy vào đặc điểm nguồn nước, nhu cầu cấp nước và tiêu chuẩn sử dụng mà mỗi nơi sẽ có phương pháp xử lý nước ngầm phù hợp.

2.1. Phương pháp hóa học

Là việc sử dụng hóa chất tạo nên các phản ứng hóa học trong quá trình xử lý nước hoặc sử dụng các chất oxy hóa mạng để oxy hóa men của tế bào vi sinh có hại và tiêu diệt chúng.

- Khử sắt: Sử dụng vôi tôi, khi cho vôi vào nước, độ pH trong nước sẽ tăng lên. Trong điều kiện giàu ion OH-, ion Fe2+ sẽ thủy phân nhanh chóng thành Fe(OH)2, sau đó lắng xuống một phần. Quá trình oxy hóa diễn ra, Fe (II) dễ dàng chuyển hóa thành Fe (III), Fe (III) hidroxit kết tụ thành bông cặn, lắng xuống và có thể tách ra khỏi nước.

- Khử asen: Sử dụng vôi sống là CaO hoặc vô tôi Ca(OH)2 để khử asen. Hiệu suất của phương pháp này thường đạt từ 40 – 70%.

- Khử độ cứng của nước: Sử dụng vôi tôi, soda, trao đổi ion, khử Ca2+, Mg2+ để khử độ cứng của nước.

3.2. Phương pháp khử trùng

Mục đích của phương pháp khử trùng là để loại bỏ các vi khuẩn, vi rút gây hại có trong nước.

Xử lý bằng các tia cực tím: Dùng đèn phóng điện thủy ngân chân không chiếu tia cực tím vào nước, khi đó, axit nucleic trên cơ thể vi sinh vật sẽ bị biến đổi. Tia cực tím sẽ tác động lên nhân tế bào vi khuẩn có hại và làm cho chúng bị phân hủy, không còn khả năng sinh sôi, phát triển.

Xử lý nước bằng tia cực tím
Ảnh minh họa (Nguồn Internet)

3.3. Phương pháp vi sinh

Sử dụng các vi sinh đã được nuôi cấy để đưa vào quá trình xử lý nước với hàm lượng nhỏ nhưng mang lại hiệu quả xử lý cao. Một số loại vi sinh sẽ oxy hóa sắt và loại bỏ các vi khuẩn sắt ra khỏi nước. Phương pháp này hiện nay vẫn đang được nghiên cứu và áp dụng ở một số nơi, tuy nhiên ở nước ta thì nó chưa được sử dụng phổ biến.

3.4.  Các phương pháp khác

- Xử lý bằng công nghệ giàn mưa: Nước ngầm được bơm trực tiếp qua giàn mưa đã được lắp sẵn. Nước ngầm không có oxy nên xử lý giàn mưa giúp tăng lượng oxy hòa tan trong nước. Lượng oxy sau khi làm thoáng sẽ tăng lên, đồng thời hàm lượng CO2 sau làm thoáng giảm 75%.

- Phương pháp thẩm thấu ngược: Sử dụng màng bán thấm có cấu tạo đặc biệt, nước sạch tinh khiết sẽ đi qua màng còn các chất thải, vi khuẩn, muối hòa tan sẽ bị giữ lại và thải ra ngoài.

Hy vọng những thông tin về “Nước ngầm và cách xử lý nước ngầm trước khi sử dụng” mà Hợp Nhất vừa trình bày bên trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức mới cho mình. Mọi ý kiến phản hồi hoặc đóng góp nội dung, bạn có thể để lại bình luận bên dưới bài viết. Xin cảm ơn.

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(16:07 04-10-2024)
Ngoài ra, chủ đầu tư cần chuẩn bị thêm các giấy tờ có liên quan khác như: Giấy đăng ký kinh doanh, giấy tờ đất, ...
(08:36 04-10-2024)
Mỗi cơ sở, làng nghề sản xuất bánh tráng sẽ có quy trình sản xuất khác nhau tùy vào sản phẩm đầu ra phân phối ...
(10:24 03-10-2024)
Việc lắp đặt hệ thống xử lý bụi, khí thải là yếu tố then chốt để kiểm soát bụi, khí thải, đảm bảo vệ ...
(10:06 02-10-2024)
Quy định về tái sử sụng nước thải để tưới cây phải đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam quy định tại ...
(11:53 01-10-2024)
Trên đây là một số thông tin về đặc điểm và quy trình xử lý khí thải sản xuất linh kiện điện tử tại một nhà ...
(08:47 01-10-2024)
Sản phẩm tôm đông lạnh là ngành hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản ở ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768