Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Xử lý nước thải ao nuôi tôm nhiễm kim loại nặng


2172 Lượt xem - Update nội dung: 10-01-2020 09:46

Đã kiểm duyệt nội dung

Đối với người nuôi trồng thủy sản cần chú trọng đến môi trường nước, đặc biệt là ao nuôi tôm. Vì những lý do khác nhau mà hiện nay ô nhiễm kim loại nặng tại một số ao nuôi tôm trở thành nỗi lo lắng và trăn trở của người dân vì chưa có biện pháp xử lý triệt để.

Công ty môi trường Hợp Nhất chuyên dịch vụ xử lý nước thải, thiết kế và xây dựng HTXLNT, cải tạo, bảo trì – bảo dưỡng, cung cấp tráng thiết bị - máy móc cũng như ứng dụng nhiều công nghệ xử lý hiện đại và tiên tiến nhất. Liên hệ ngay với chúng tôi theo Hotline 0938 089 368 để được tư vấn miễn phí nhé!

Xử lý nước thải ao nuôi tôm nhiễm kim loại nặng

Tác hại nước nhiễm kim loại nặng trong ao nuôi tôm

Kim loại nặng bao gồm asen, đồng, kẽm, niken, thủy ngân,… thường mang độc tính cao không những ức chế quá trình phát triển của tôm mà còn là thủ phạm gây ra những căn bệnh nguy hiểm cho con người.

Chính vì thế muốn duy trì sự sống và giảm độc tính trong nguồn nước đòi hỏi chủ ao nuôi phải ứng dụng phương pháp xử lý nước thải ao nuôi tôm hợp lý và đạt hiệu quả cao.

  • Tôm khó phát triển, từ giai đoạn Nauplius chuyển qua Zoea thường hao hụt về số lượng, râu bị đứt hoặc gãy.
  • Nồng độ kim loại lớn được tôm hấp thụ ngày càng nhiều. Khi đó, kim loại nặng rất dễ tích tụ trong mô của tôm, chúng đi vào cơ thể con người theo đường thức ăn và gây ra những nguy hiểm khó lường cho sức khỏe
  • Chủ yếu tồn tại trong nước và nguồn thức ăn nên kim loại nặng sẽ tích lũy nhiều trong nội tạng và vỏ tôm.

Một số loại kim loại ảnh hưởng đến chất lượng tôm nuôi

  • Cadmium (Cd): các cơ quan như gan tụy, vỏ, mang và các bộ phận khác của tôm rất dễ hấp thụ Cd.
  • Chì (Pb): phát sinh từ hoạt động xả khí, phương tiện giao thông, sản xuất pin khai thác quặng không ảnh hưởng đến tôm nhưng lại làm cho cá bị đen vây hoặc stress.
  • Crom (Cr): chúng là tác nhân làm giảm hoạt động của nội bào, đột biến gen và thậm chí tác động lên AND.
  • Đồng (Cu): nếu Cu tồn tại trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến màu sắc của tôm thẻ chân trắng, tôm chuyển màu đỏ hơn so với tôm nuôi trong ao nuôi nước sạch.
  • Thủy ngân (Hg): hàm lượng Hg cao sẽ gây ra hiện tượng ức chế quá trình chuyển giai đoạn giáp xác, giảm hô hấp, giảm khả năng di chuyển của tôm, cá.

Xử lý nước thải ao nuôi tôm nhiễm kim loại nặng

Các phương pháp xử lý nước thải chứa kim loại nặng

Phương pháp kết tủa hóa học

Khi cho chất phản ứng, chúng sẽ dễ dàng phản ứng với những kim loại trong nguồn nước. Lúc này, ion kim loại dễ dàng kết hợp với các ion hydroxit hoặc với các ion khác để hình thành nên hiện tượng kết tủa. Lượng kết tủa này sẽ được xử lý thông qua phương pháp lắng – lọc cơ học. Để quá trình kết tủa diễn ra thuận lợi, cần điều chỉnh nồng độ pH ngưỡng thích hợp, và pH thích hợp nhất dao động từ khoảng 7 – 10,5.

Ưu điểm

  • Đơn giản, dễ thực hiện
  • Chi phí đầu tư thấp
  • Hóa chất sử dụng rẻ tiền, dễ kiếm
  • Có khả năng xử lý được nhiều kim loại nặng
  • Hiệu quả xử lý cao nên dễ áp dụng ở các nhà máy có quy mô lớn

Phương pháp hấp phụ

Phương pháp hấp phụ thường được sử dụng để xử lý nước thải thủy sản nhiễm kim loại năng. Đây là cách sử dụng vật liệu hấp phụ có bề mặt xốp vì chúng có thể hấp phụ chất hòa tan hoặc kim loại nặng. Vật liệu hấp phụ thường dùng là than hoạt tính, than bùn, tro xỉ, oxit sắt, polymer tổng hợp,…

Xử lý nước thải ao nuôi tôm nhiễm kim loại nặng

Những kiểu hấp phụ thường gặp:

  • Hấp phụ vật lý: là quá trình tương tác nhờ lực hút tĩnh điện giữa ion kim loại nặng lên bề mặt trung tâm bề mặt hấp phụ
  • Hấp phụ hóa học: là quá trình hình thành liên kết hóa học giữa ion kim loại nặng và nhóm chức của chất hấp phụ.

Ưu điểm

  • Quá trình xử lý đơn giản dễ thực hiện
  • Có thể xử lý tốt ở nồng độ thấp
  • Giúp giảm chi phí nhờ việc tái tạo chất hấp phụ
  • Sử dụng Fe2CO3 để kết tủa (phụ phẩm ngành luyện kim)

Phương pháp sinh học

Đây là phương pháp sử dụng vi sinh vật có khả năng tồn tại trong nước và có thể tích lũy hàm lượng kim loại nặng. Các vi sinh vật thường dùng như nấm, vi khuẩn hoặc tảo.

Các giai đoạn xử lý:

  • Giai đoạn 1: Tích tụ kim loại nặng và sinh khối
  • Giai đoạn 2: Quá trình hình thành bùn từ VSV

Ưu điểm

  • Có khả năng xử lý nước thải ô nhiễm cao
  • Diện tích bề mặt lớn
  • Chi phí đầu tư thấp

Nếu có nhu cầu xử lý nước thải ao nuôi tôm nhiễm kim loại nặng, vui lòng liên hệ với chúng tôi - Đơn vị xử lý nước thải Hợp Nhất theo Hotline 0938 089 368 để được tư vấn thông tin chi tiết nhé!

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(08:05 27-04-2024)
hệ thống lọc nước nhiễm mặn với công suất lớn để giải “cơn khát” thiếu nước ngọt như phương pháp điện ...
(09:12 26-04-2024)
Để lập giấy phép môi trường, chủ đầu tư dự án có thể tự tìm hiểu thông tin và tự thực hiện hoặc thuê đơn ...
(13:30 25-04-2024)
Theo số liệu nghiên cứu của các nhà khoa học hiện nay, tình trạng mất đa dạng sinh học toàn cầu đang ở mức đáng ...
(11:50 25-04-2024)
khi gặp sự cố tủ điện nước thải, người vận hành cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân và nhanh chóng có phương án sửa ...
(11:01 24-04-2024)
Trong quá trình vận hành, chủ đầu tư cũng nên lưu ý đến thời gian bảo trì hệ thống xử lý nước thải để đảm ...
(08:44 23-04-2024)
Ngành chế biến mủ cao su có thuộc nhóm ngành gây ô nhiễm môi trường và phải lập giấy phép môi trường không
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768