Nước thải ao nuôi tôm xử lý chưa đạt chuẩn
Đã kiểm duyệt nội dung
Nhiều vi phạm trong xử lý nước thải ao, hồ nuôi tôm
Thực trạng trên chủ yếu diễn ra tại 3 khu vực chính ở tỉnh Quảng Bình gồm xã Bảo Ninh của TP. Đồng Hới, xã Hải Ninh ở huyện Quảng Ninh và xã Ngư Thủy Bắc thuộc huyện Lệ Thủy. Được biết, ngành nghề chính ở các khu vực này là nuôi tôm. Với lợi thế giáp biển cộng với điều kiện tự nhiên thuận lợi thúc đẩy nhanh quá trình phát triển về số lượng và chất lượng tại các hồ nuôi tôm.
Và đây chính là nguyên nhân cần đẩy mạnh các công tác xử lý nước thải thủy sản để hạn chế ô nhiễm nguồn nước.
Các chủ hồ nuôi tôm “lách luật” bằng cách xả thẳng nước thải ra biển mà chưa thông qua bất kỳ hệ thống xử lý nước nào. Nguồn nước xả thải một cách mất kiểm soát, xả thải liên tục ngày lẫn đêm, nguồn nước đen quánh, bốc mùi hôi khó chịu.
Dọc các khu vực này có đến hàng chục hồ nuôi tôm với diện tích kéo dài 30 km. Nhiều điểm xử lý nước thải ao nuôi tôm không có bất kỳ HTXLNT hoặc đơn giản cũng không xây dựng bất kỳ bể lắng nào mà theo mương nước hoặc cống dẫn đặt ngầm dưới đất chảy thẳng ra biển.
Chưa kể, trên địa phận xã hải Ninh có khá nhiều hộ nuôi tôm tuy có hồ xử lý nước thải nhưng hầu như vẫn đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng.
Với 35 ha diện tích nuôi tôm, đa phần các hồ ở xã Hải Ninh không thông qua bất kỳ hệ thống xử lý nào mà thải thẳng trực tiếp ra biển trong thời gian dài đã gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường. Điều này không chỉ gây mất thẩm mỹ cảnh quan mà quan trọng hơn còn ảnh hưởng đến các điểm du lịch biển tại một số khu vực ở Quảng Bình.
Chính quyền địa phương xã Hải Ninh đã kiểm tra đột xuất đối với trường hợp từ phản ánh của người dân đã nhắc nhở và yêu cầu các hộ cam kết thực hiện bảo vệ môi trường. Thế nhưng trong thời gian ngắn thực hiện nghiêm chỉnh, nhiều hộ nuôi tôm quay trở lại lén lút xả thải nên việc quản lý của địa phương gặp không ít khó khăn trong công tác BVMT.
Theo ghi nhận tại một số cống rãnh thoát nước, nước thải hồ nuôi tôm khiến nhiều khu vực nước đen ngòm, sủi bọt dọc theo nhiều tuyến kênh rạch gần khu dân cư. Theo thời gian, những chất thải nuôi tôm bám dày trên ống cống thoát nước, bốc mùi hôi thối nồng nặc.
Tại sao gây ô nhiễm nhưng các ao nuôi tôm vẫn hoạt động thường xuyên? Trước đây, nuôi tôm là ngành khá nổi tiếng, người dân ồ ạt quy hoạch phát triển nhưng lâu dần vì không mang lại hiệu quả cộng với kỹ thuật nuôi khá phức tạp nên hiện nay diện tích nuôi tôm cũng giảm xuống đáng kể.
Có đến 80% hộ nuôi tôm chưa quan tâm đầu tư xử lý chất thải bằng các ao xử lý nước thải. Nhiều ao nuôi tôm có quy mô diện tích nhỏ thì các hộ nuôi thường bỏ qua bước xây dựng ao lắng. Được biết, tôm nuôi khá nhạy cảm với môi trường nước, nước ô nhiễm quá lâu rất dễ khiến con tôm chết nên cứ mỗi 1 tiếng thì người dân sẽ tiến hành xả nước (chỉ xử lý khoảng 10% nước hồ).
Đây là lúc cần đến vai trò của ao lắng. Ao này có tác dụng dự trữ nước trong vòng 5 ngày, trong khoảng thời gian này nước sẽ lắng trước khi xử lý và khử trùng trước khi thải ra ngoài môi trường. Bởi vì khi xả thải, nguồn nước sẽ kéo theo thức ăn thừa, vỏ tôm, vi sinh vật, phân tôm, hóa chất,… nếu không xử lý ngay những chất hữu cơ phân hủy sinh học trong nước khiến quá trình ô nhiễm diễn ra nhanh và nguy hiểm hơn đối với môi trường.
Trước tình hình diễn biến phức tạp của ô nhiễm, chính quyền địa phương tỉnh Quảng Bình khuyến cáo người dân phải xây dựng hồ lắng để lưu nước hồ nuôi tôm trước khi thải ra môi trường. Thường xuyên lấy mẫu, kiểm tra và phân tích nước ao nuôi để quản lý và kiểm soát chất lượng nguồn nước để đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời. Ngoài ra sẽ tiến hành xử phạt nghiêm đối với trường hợp gây ô nhiễm môi trường.
Công ty môi trường Hợp Nhất luôn sẵn sàng đồng hành cùng các đơn vị, doanh nghiệp trên cả nước trong các hoạt động xử lý nước thải và bảo vệ môi trường.