Nước thải bệnh viện được xử lý thế nào?
Đã kiểm duyệt nội dung
Chỉ có một số thành phố, nước thải bệnh viện được xử lý tại chỗ bằng nhiều công nghệ tiên tiến như MBR, ozon hóa, than hoạt tính dạng hạt, tia cực tím. Xử lý nước thải y tế tại chỗ làm giảm nồng độ các chất kháng sinh trong nước thải. Nếu kết hợp nhiều phương pháp với nhau sẽ giúp làm giảm nồng độ chất ô nhiễm, tăng hiệu quả xử lý hơn.
Thực trạng xử lý nước thải bệnh viện ở một số nước
Nước thải tại một số quốc gia ở châu Á, châu Âu hoặc châu Úc áp dụng rất nhiều công nghệ XLNT khác nhau tuân theo cáckịch bản sẵn có. Ngoài các bước xử lý sơ cấp, thứ cấp hoặc cấp 3 thì công nghệ bùn hoạt tính cũng áp dụng rộng rãi, tiếp theo là bể phản ứng sinh học MBR. Hầu hết những công nghệ này được chứng minh hiệu quả loại bỏ đa dạng nhiều chất ô nhiễm bằng cách áp dụng nhiều công nghệ để loại bỏ nhiều chất ô nhiễm từ thấp đến cao, giải phóng một số hợp chất.
Đối với nước thải bệnh viện, phòng khám, y tế, phòng xét nghiệm, phòng chụp X quang, phòng giặt là tiêu thụ lượng nước nhất định mỗi ngày. Các bệnh viện tại các nước phát triển thay đổi từ 400 – 1.200L, còn các nước đang phát triển thì mức tiêu thụ từ 200 – 400L mỗi ngày. Nước thải y tế chứa lượng lớn chất thải nguy hại với các thành phần nguy hiểm, kim loại nặng, chất khử trùng, chất tẩy rửa.
Nồng độ chất dược phẩm khá cao khiến các nguồn tiếp nhận nước thải bị “quá tải” nên chúng thường chuyển đến các nhà máy XLNT đô thị. Chất thải trong nước thải bệnh viện tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người, nhất là chất kháng sinh, vi khuẩn được tìm thấy với nồng độ cao tại các con sông lớn.
Nước thải bệnh viện thường thải vào các hệ thống cống đô thị, trộn lẫn với nhiều chất thải khác.
- Ở Ấn Độ, Nepal, Pakistan, Đài Loan hay Việt Nam thì nước thải này được thải ra hệ thống thoát nước, sông, hồ mà chưa qua xử lý hoặc có xử lý cơ bản.
- Ở Đài Loan một số bệnh viện xả thải trực tiếp ra các con sông gần đó với mức độ xử lý khan hiếm.
- Hơn 70 bệnh viện chính phủ ở Iran thì mới chỉ có 48% trang bị hệ thống xử lý nước thải phòng khám và 52% còn lại thì không. Mặc dù họ không ngừng nâng cấp hệ thống XLNT nhưng các hệ thống vẫn cho thấy khả năng xử lý “kém hiệu quả”.
- Ở Indonesia chỉ có khoảng 36% bệnh viện có hệ thống hoàn chỉnh và 64% nước thải xả trực tiếp ra nguồn tiếp nhận. Những bệnh viện ở đây chủ yếu kết hợp quy trình xử lý hóa sinh. Tuy nhiên lượng thải thường vượt quá tiêu chuẩn như Pb, phenol, ammoniac, photphat do quá trình hóa sinh chưa được tối ưu.
- Ở Irag hầu hết bệnh viện đều có nhà máy xử lý riêng nhưng chúng lại không đáp ứng tiêu chuẩn về việc loại bỏ chất ô nhiễm và mềm bệnh.
Ưu điểm của công nghệ MBR xử lý nước thải bệnh viện
Bệnh viện vẫn là một trong những nguồn giải phóng nhiều hóa chất dược phẩm, vi khuẩn, kháng sinh vào vùng nước mặt. Đối với các quốc gia đang phát triển vì cơ sở hạ tầng không cho phép nên không có HTXLNT hoàn chỉnh.
Vì thiếu hệ thống XLNT đô thị nên việc xử lý nước thải bệnh viện được coi là một phương án khả thi, dễ thực hiện nhất. Đồng thời, nâng cấp các nhà máy XLNT hiện có và cải thiện khả năng vận hành, bảo trì được khuyến khích triển khai tại nhều khu vực.
MBR vẫn đóng vai trò như nhân vật chính về khả năng loại bỏ chất dinh dưỡng và mầm bệnh. Vì lý do này mà một số bể phản ứng sing học thiếu khí – kỵ khí được nghiên cứu ứng dụng đối với nước thải bệnh viện với mục đích loại bỏ chất hữu cơ, nito và photpho. Hệ thống này tạo ra nước thải chất lượng, đáp ứng các giới hạn để tái sử dụng nước hiệu quả hơn.
Xử lý nước thải bằng công nghệ MBR giúp tiết kiệm hiệu quả việc tiêu thụ hóa chất, rút ngắn thời gian phản ứng so với quy trình XLNT thông thường và vô hiệu hóa tốt VSV. Hiệu quả khử trùng cao hơn ở liều lượng chất khử trùng thấp. Đặc biệt, khi công suất của hệ thống MBR tăng thì chi phí vận hành của nhà máy cũng giảm mạnh hơn.
Trong khi tiêu chuẩn xả thải đối với nước thải bệnh viện ngày càng nghiêm ngặt đòi hỏi các bệnh viện, cơ sở y tế, phòng khám,… tăng cường giải pháp XLNT tối ưu hơn. Để đáp ứng nhu cầu này, bạn hãy liên hệ ngay với Công ty xử lý nước thải Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 để được tư vấn thông tin chi tiết hơn.