Nước thải dệt nhuộm và cách tái sử dụng
Đã kiểm duyệt nội dung
Trong xử lý nước thải dệt nhuộm thường chia thành 2 dòng thải chính gồm dòng thải gây ô nhiễm cao và dòng thải ít gây ô nhiễm. Đối với dòng thải gây ô nhiễm lớn phát sinh từ bể nhuộm đã qua sử dụng nên phải cần tách và xử lý riêng. Quá trình xử lý cơ bản thường là xử lý thứ cấp, xử lý cấp 3 để tái sử dụng nước cũng như đáp ứng tiêu chuẩn xả thải nghiêm ngặt. Để tái sử dụng nước có hiệu quả cần sử dụng thêm phương pháp lọc RO.
Nước thải dệt nhuộm phải được xử lý hiệu quả và bền vững về chi phí đối với nước thải công nghiệp. Với nhu cầu cao về nguyên liệu dẫn đến sự gia tăng số lượng nhà máy dệt nhuộm ở các nước đang phát đang phát triển. Điều này gây ra các vấn đề tiêu cực đến môi trường do nước thải bị ô nhiễm.
Một số yêu cầu về xử lý nước thải dệt nhuộm
Ngành dệt nhuộm tiêu thụ nguồn nước lớn nên chất thải thải ra môi trường cũng không hề nhỏ. Đặc điểm của dòng thải thường có màu đậm, chứa nhiều hóa chất và chất phụ trợ. Điều này làm hạn chế quá trình hấp thụ ánh sáng và làm suy giảm nghiêm trọng hệ sinh thái.
Hơn nữa, nguồn thải này có nồng độ đáng kể chất hữu cơ, độ mặn, kim loại nặng và pH thường xuyên thay đổi. Thành phần nguồn thải phụ thuộc nhiều vào loại vải, quy trình nhuộm, hóa chất sử dụng. Hiện nay có hơn 100.000 loại thuốc nhuộm khác nhau được dùng cho một số quy trình công nghiệp.
Thuốc nhuộm được phân theo chức năng như axit, bazo, lưu huỳnh,… có một số công nghệ hóa lý và sinh học có thể loại bỏ thuốc nhuộm tùy thuộc vào nồng độ chất thải và tính khả dụng của phương pháp. Nhìn chung hóa lý vẫn là phương pháp có hiệu quả tương đối lớn trong việc khử thuốc nhuộm nhưng hiệu quả của chúng đối với các hợp chất khác lại chưa cao.
Đối với giải pháp sinh học chủ yếu dựa vào vi tảo để xử lý, nuôi cấy vi tảo rất hữu ích đối với thuốc nhuộm, chất hữu cơ, chất dinh dưỡng để loại bỏ sinh khối. Tuy nhiên sự tăng trưởng của vi tảo phụ thuộc nhiều vào các yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH, ánh sáng và chất dinh dưỡng.
Lọc màng trong XLNT dệt nhuộm
Các quy trình sử dụng màng có khả năng tách thuốc nhuộm thủy phân và giảm màu hiệu quả. Trong những năm vừa qua, cải tiến kỹ thuật làm cho quy trình xử lý bằng công nghệ màng càng có ưu thế hơn so với các phương pháp thông thường.
Kết quả đáng chú ý nhất là xử lý bằng màng có chất lượng nước vượt trội, ít sử dụng hóa chất hơn. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí đầu tư, xây dựng HTLXNT vì hệ thống module gọn nhẹ. Bên cạnh đó việc lựa chọn công nghệ màng dựa trên tiêu chí cân bằng chi phí, lưu lượng nước thải và nồng độ chất ô nhiễm.
Ứng dụng màng siêu lọc
- Màng siêu lọc cung cấp giải pháp thay thế khả thi dần được ứng dụng rộng rãi để XLNT dệt nhuộm.
- Duy trì khả năng loại bỏ thuốc nhuộm cao.
- Chi phí thải bỏ thấp hơn.
Ứng dụng màng Nano
- Được chứng minh có khả năng thu hồi thuốc nhuộm lớn.
- Màng Nano khử muối rất tốt đã làm giảm sự ăn mòn điện phân trong quá trình oxy hóa.
- Khả năng giữ thuốc nhuộm trên màng lọc nano hiệu quả và thu được độ màu đến 99%.
Ứng dụng màng thẩm thấu ngược
- Màng RO vừa khử muối và khử màu trong nguồn thải.
- Màng RO giảm tải sự tắc nghẽn bằng cách thu hồi cặn và tăng cường dòng chảy với vận tốc lớn.
Để đảm bảo lợi ích cho chủ đầu tư, thời gian thiết kế và thi công hệ thống tại Công ty môi trường Hợp Nhất cam kết đúng với tiến độ thời gian ban đầu. Với hơn nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xử lý nước thải và nhiều giải pháp môi trường. Quý KH cần tư vấn thêm bất kỳ nhu cầu, dịch vụ nào thì liên hệ ngay Hotline 0938.857.768 để được tư vấn miễn phí!