Nước thải phòng khám đa khoa, nên xử lý thế nào?
Đã kiểm duyệt nội dung
Vì sao phải xử lý nước thải phòng khám nha khoa?
Hiện nay, tiêu chí để hoạt động một phòng khám đa khoa đó chính là xây dựng và lắp đặt hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn. Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu mà chủ dự án đang lựa chọn công nghệ cùng phương án xử lý thích hợp với từng loại nước thải khác nhau.
Con người với nhu cầu về tiêu dùng, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới thúc đẩy sự ra đời của nhiều phòng khám đa khoa hiện đại hơn. Từ các đô thị, thành phố lớn đến các tỉnh lẻ, phòng khám đa khoa đáp ứng tối ưu nhu cầu của con người với các dịch vụ nổi trội như chăm sóc sức khỏe, khám và điều trị bệnh,…
Bên cạnh những bệnh viện tuyến trung ương hoặc phòng khám có quy mô lớn đã đầu tư xây dựng HTXLNT thì các phòng khám nhỏ vẫn chưa quan tâm hoặc chưa đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải phòng khám đa khoa.
Do đó, các cơ sở để xin cấp giấy phép xả thải thì trước hết phải thi công và lựa chọn công nghệ xử lý nước thải hoàn chỉnh. Dưới đây là một số phương án xử lý nước thải phòng khám mà bạn có thể tham khảo qua!
Các phương án xử lý nước thải phòng khám đa khoa vượt trội
Xử lý nước thải phòng khám bằng bùn hoạt tính trong bể hiếu khí
Nước thải phòng khám chứa nhiều chất hữu cơ và amoni, vì thế ứng dụng bùn hoạt tính trở thành phương pháp xử lý an toàn và mang đến kết quả khả quan hơn. Mô hình với phương án xử lý nước thải y tế này có kết cấu không thể thiếu bể hiếu khí, bể lắng cùng với máy bơm sục khí.
Nguồn nước thải đầu vào được điều chỉnh nồng độ và lưu lượng phù hợp. Nhờ máy bơm sục khí, VSV dễ dàng tiếp nhận nguồn oxy ổn định để tiến hành phân hủy và hấp thụ chất hữu cơ, chất ô nhiễm để sinh trưởng và phát triển.
Nhờ tác dụng của hóa chất mà chất hữu cơ được loại bỏ. Theo sau đó, bể lắng thực hiện nhiệm vụ tách bỏ chất rắn, chất cặn bã ra khỏi nước. Tuy nhiên, xử lý nước thải phòng khám đa khoa bằng bùn hoạt tính đòi hỏi chi phí vận hành lớn, tốn nhiều điện năng và năng lượng để thực hiện việc cung cấp không khí cưỡng bức. Do đó cần người vận hành và quản lý có kinh nghiệm để vận hành hệ thống đúng cách không phát ra tiếng động hoặc xảy ra bùn khó lắng làm phát sinh mùi hôi.
Xử lý nước thải phòng khám bằng hồ sinh học
Ngoài chức năng xử lý nước thải công nghiệp, hồ sinh học ổn định còn ứng dụng để xử lý nước thải phòng khám đa khoa có tải trọng và mức độ ô nhiễm phức tạp. Cơ chế hoạt động của hồ là sự kết hợp của sự cộng sinh giữa nấm - tảo giúp ổn định dòng chảy và loại bỏ các VSV gây bệnh. Hàm lượng oxy trong quá trình quang hợp của tảo, rong rêu sẽ do VSV sử dụng để chuyển hóa chất hữu cơ thành các chất đơn giản.
Hồ sinh học được thiết kế theo nhiều bậc khác nhau. Tùy thuộc vào từng quy trình xử lý mà người ta chia hồ sinh học ra nhiều loại khác nhau gồm hồ kỵ khí – hồ hiếu khí – hồ tùy tiện. Nhờ vận tốc nước đầu vào nhỏ mà chất cặn, chất rắn lơ lửng lắng xuống đáy hồ. Đối với chất hữu cơ còn lại sẽ do quần thể VSV phân hủy và hấp thu thành các sản phẩm khác như CO2, H2O, muối nitorat, nitorit,…
Xử lý nước thải phòng khám bằng bãi lọc ngầm trồng cây
Bãi lọc trồng cây được xem là công nghệ xử lý nước thải phòng khám đa khoa ở mức độ ô nhiễm thấp và trung bình. Phương pháp này thường áp dụng trong điều kiện tự nhiên thân thiện, an toàn, ổn định và đạt hiệu quả xử lý cao. Ưu điểm của bãi lọc ngầm trồng cây thường xử lý nước thải bằng phương pháp hiếu khí, tăng hiệu suất xử lý sinh học các chất hữu cơ, xử lý nito nhờ quá trình nitrat hóa – khử nitrat, loại bỏ VSV gây bệnh, ít tốn diện tích xây dựng.
Xử lý nước thải phòng khám bằng phương pháp lọc nhỏ giọt
Công nghệ lọc nhỏ giọt là phương pháp xử lý nước thải sinh học được ứng dụng rộng rãi trong xử lý nước thải phòng khám nha khoa, xử lý nước thải trường học hoặc xử lý nước thải trạm y tế. Cơ chế hoạt động của công nghệ này hoạt động bằng cách phân phối đều trên bề mặt nguyên liệu theo kiểu lọc nhỏ giọt, tia phun giọt đều. Các lớp vật liệu đệm thành nơi bám dính sinh trưởng của VSV hiếu khí sinh trưởng nhằm loại bỏ hết chất hữu cơ trong nước thải.
Toàn bộ quá trình xử lý diễn ra trong hệ thống kín mà không cần đến máy bơm sục khí. Cấu tạo của bể lọc sinh học này gồm các bộ phận như phần chứa vật liệu lọc; hệ thống phân phối nước bề mặt; hệ thống thu và dẫn nước sau khi lọc; hệ thống dẫn và phân phối khí.
Để có thêm các phương pháp xử lý môi trường tại các phòng khám, Quý khách hàng có thể liên hệ tới Hotline: 0938.857.768