Nước thải sinh hoạt là gì? Gây ô nhiễm ra sao?
Đã kiểm duyệt nội dung
Nước thải sinh hoạt là loại nước thải ra sau quá trình sinh hoạt của con người. Sau khi sử dụng, nước bị nhiễm bẩn, đồng thời chứa các vi trùng và các chất độc hại khác. Nước thải sinh hoạt bị thay đổi so với ban đầu về thành phần, tính chất lý – hóa- sinh và sẽ làm ô nhiễm môi trường xung quanh. Hãy cùng công ty xử lý nước thải Hợp Nhất tìm hiểu nước thải sinh hoạt là gì và ảnh hưởng của chúng nhé!
1. Nước thải sinh hoạt là gì?
Nước thải sinh hoạt (tên tiếng anh: Domestic wastewater) là loại nước thải phát sinh ra từ các hoạt động trong sinh hoạt của con người.
Nguồn phát sinh nước thải sinh hoạt đến từ 3 hoạt động chính như:
- Nước thải từ toilet, khu vực vệ sinh: Là nước thải ô nhiễm nhất (hay còn gọi là nước thải đen) trong thành phần nước thải có chứa vi sinh vật gây bệnh, cặn lơ lửng, phân, nước tiểu.
- Nước thải từ khu vực tắm rửa, giặt giũ (còn được gọi là nước thải xám), loại nước thải này ít ô nhiễm hơn so với nước thải đen, thành phần chủ yếu là chất tẩy rửa, chất hoạt động bề mặt, xà phòng.
- Nước thải từ khu vực chế biến thức ăn, nhà bếp chủ yếu đến từ việc rửa rau củ, thịt cá, rửa chén đĩa dụng cụ nấu nướng,….nước thải từ khu vực nhà bếp có đặc trưng là chứa nhiều dầu mỡ, chất béo.
2. Nước thải sinh hoạt gây ô nhiễm ra sao?
Nguồn nước bị ô nhiễm sẽ gây ảnh hưởng đến việc cấp nước cho nhu cầu sinh hoạt.
- Trường hợp điển hình là trong những năm gần đây, nguồn nước sông Sài Gòn bị ô nhiễm hữu cơ, amoni, coliform.
- Nước thải sinh hoạt gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là tại những nơi mà cuộc sống của người dân gắn liền với sông nước.
- Nguồn nước bị ô nhiễm ảnh hưởng đáng kể đến thủy sinh vật và hệ sinh thái nguồn nước, giảm đáng kể giống và loài.
- Giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nước
- Ảnh hưởng đến việc tưới tiêu đồng ruộng, làm giảm sản lượng thu hoạch.
- Nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm còn gây ảnh hưởng đến ngành du lịch sông nước. Đặc biệt tại những địa phương có nhiều sông ngòi, kênh rạch.
- Trong nước thải sinh hoạt có chứa một lượng khá lớn các loại vi khuẩn gây bệnh. Các loại vi khuẩn gây bệnh thường gặp trong nước thải sinh hoạt là vi khuẩn thương hàn, lỵ, các vi khuẩn gây bệnh đường ruột và cả trứng giun sán do quá trình bài tiết của người và động vật.
- Mùi gây ảnh hưởng đến tâm lý của con người. Cho dù mức độ mùi ở nồng độ thấp, nhưng chúng ta vẫn bị khó chịu. Mùi hôi từ nước thải khi xả ra môi trường làm mất ngon khi ăn, khó thở, buồn nôn.
- Mùi của nước thải sinh hoạt thường do các loại khí tạo ra khi phân hủy các chất hữu cơ hoặc các chất lẫn trong nước thải. Nước thải mới xả ra thường có mùi khó chịu, khác với mùi nước thải đã để lâu qua phân hủy kỵ khí. Mùi đặc trưng của nước thải ổn định hoặc đã phân hủy là mùi của khí H2S (hydro sunfur), tạo ra do vi sinh vật kỵ khí và khử sunphat thành sulphit.
Nước thải sinh hoạt khi mới xả ra nguồn tiếp nhận thường có màu xám nhẹ. Tuy nhiên, khi thời gian trong mạng lưới thoát nước tăng lên tạo thành điều kiện kỵ khí, nên màu nước thải sẽ thay đổi và chuyển từ xám thành xám khói, cuối cùng thành màu đen.
Trước khi xả ra các nguồn tiếp nhận như ao hồ, sông, biển, nước thải sinh hoạt cần phải được xử lý để đảm bảo thỏa mãn yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định. Mức độ xử lý phụ thuộc vào các yếu tố như nồng độ bẩn của nước thải; tính pha loãng giữa nước thải với nước nguồn, khả năng tự làm sạch của nguồn nước,.... Để thiết kế các công trình xử lý nước thải, trước tiên cần phải biết đặc điểm về thành phần, tính chất của nước thải và đánh giá theo trạng thái, lý học, hóa học và sinh học.
3. Các chất bẩn cần được quan tâm khi xử lý nước thải
Loại chất bẩn |
Tác động đối với môi trường – lý do cần quan tâm |
Chất rắn lơ lửng |
Chất rắn lơ lửng sẽ tạo bùn lắng, khi nước thải chưa được xử lý xả ra môi trường nước, bùn lắng hữu cơ sẽ thối rửa, phân hủy kỵ khí. |
Chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học |
Các chất quan trọng là protein, mỡ, hydration là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học và được đo bằng trị số BOD và COD. Nếu nước thải chưa được xử lý và xả ra môi trường sẽ diễn ra quá trình ổn định, phân hủy sinh học các chất đó, tiêu thụ và làm thiếu hụt nguồn oxy tự nhiên, tạo điều kiện thối rửa, phân hủy kỵ khí. |
Các vi sinh vật gây bệnh |
Các bệnh truyền nhiễm liên quan đến đường truyền bệnh là nước đều do những vi sinh vật gây bệnh trong nước thải. |
Các chất dinh dưỡng |
Cả hai chất nitơ và photpho cùng với cacbon là những chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng của vi sinh vật. Khi xả các chất này vào môi trường nước, những chất này sẽ có thể tạo điều kiện phát triển các loài sinh vật nước không mong muốn. Khi xả quá nhiều các chất này vào đất, chúng có thể gây ô nhiễm nước dưới đất. |
Các chất ô nhiễm đặc biệt |
Các hợp chất hữu cơ, vô cơ, lựa chọn trên cơ sở đặc tính đã biết của chúng như gây ung thư, biến dị hoặc có độ độc cao. Nhiều trong số những hợp chất này có thể có mặt trong nước thải. |
Các chất hữu cơ khó xử lý |
Các chất này có tính bền vững mà phương pháp xử lý thông thường không thể khử được. Thí dụ điển hình là các chất hoạt động về mặt, các chất phenol, các chất trừ sâu diệt cỏ trong nông nghiệp. |
Các kim loại nặng |
Các kim loại nặng thường chứa trong nước thải từ các hoạt động công nghiệp, thương mại và có thể loại bỏ khi dùng lại nước thải. |
Các chất vô cơ hòa tan |
Các chất vô cơ như canxi, natri, sunphat khi lẫn trong nước cấp sinh hoạt ngay từ đầu và sau khi sử dụng, chúng vẫn còn tồn tại. Cần thiết phải loại bỏ chúng nếu dùng lại nước thải. |
4. Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt
Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt phổ biến:
Nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư --- > Xử lý sơ cấp (song chắn rác, bể lắng cát) --- > Bể bùn hoạt tính theo mẻ cải tiến --- > Khử trùng bằng tia cực tím --- > Hồ sinh học
Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt quy mô lớn:
Nước thải --- > Trạm bơm --- > Song chắn rác --- > Bể lắng 1 --- >Aerotank --- >Bể lắng 2 --- >Khử trùng --- > Nguồn tiếp nhận
Quy trình xử lý nước thải quy mô nhỏ:
Xử lý cơ học (song chắn rác, bể lắng cát, bể lắng I) --- > Xử lý sinh học hiếu khí (mương oxy hóa, bể lọc sinh học, bể aerotank) --- > Bể lắng II --- > Bể khử trùng --- > Xả vào nguồn tiếp nhận.
Xử lý bùn: sân phơi bùn.
5. Công ty xử lý nước thải uy tín hàng đầu
Tại khu vực phía Nam, công ty Môi trường Hợp Nhất là một trong những đơn vị chuyên xử lý nước thải sinh hoạt và các loại nước thải khác. Đối với nước thải sinh hoạt, chúng tôi đã và đang thực hiện nhiều dự án như:
- Thiết kế, thi công xây dựng và cung cấp lắp đặt thiết bị các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại huyện Củ Chi, TP. HCM;
- Thiết kế và cung cấp lắp đặt thiết bị các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định;
- Cung cấp thiết bị và lắp đặt hoàn thiện Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại quận 6, TP. HCM;
- Và rất nhiều dự án vận hành, cải tạo hệ thống xử lý nước thải ở khắp các tỉnh thành.
Quý doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn, thiết kế, thi công và lắp đặt hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt vui lòng liên hệ qua Hotline: 0938.857.768 để được hỗ trợ tư vấn cụ thể hơn!