Nuôi trồng thủy sản khiến hồ Gò Miếu ô nhiễm
Đã kiểm duyệt nội dung
Ở Thái Nguyên, bất kỳ người dân nào cũng biết đến hồ Gò Miếu vốn dĩ là 1 trong 3 hồ thủy lợi cấp nước lớn nhất ở đây. Tuy nhiên trong thời gian qua, hồ bị ô nhiễm làm ngưng trệ các hoạt động tưới tiêu cũng như làm gián đoạn hoạt động sinh hoạt và sản xuất của người dân.
Vì sao hồ bị ô nhiễm? Những vi phạm trong xả thải nuôi trồng thủy sản là gì? Cùng công ty môi trường Hợp Nhất tìm hiểu chi tiết về vấn đề này!
Hồ thủy lợi Gò Miếu bốc mùi hôi khó chịu
Người dân xã Kỳ Phú cho biết, hồ Gò Miếu có diện tích đến 30ha nhưng hiện nay lại ô nhiễm bởi mùi hôi thối nồng nặc. Toàn bộ mặc hồ được phủ bởi lớp váng màu vàng kéo dài hàng kilomet đặc quánh, sủi bọt trắng.
Đây là lần đầu tiên họ chứng kiến hồ đổi màu như vậy vì trước đây nước hồ vốn trong xanh, người dân vẫn thường sử dụng nước hồ để tắm rửa, tưới cây hằng ngày. Nhưng hiện nay không có bất kỳ ai dám động vào nước hồ vì tầng nước mặt quá bẩn.
Theo nguyên bản, lòng hồ và thượng nguồn hồ không có người sinh sống nên toàn bộ nước cấp đều chảy về rừng nguyên sinh Vườn quốc gia Tam Đảo. Vậy vì sao hồ có sự thay đổi như vậy? Nguyên nhân được cho là do hoạt động nuôi cá lồng của Công ty CP Nông nghiệp Việt Nhật. Công ty này dường như không xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản triệt để dẫn đến nguồn nước hồ bị ô nhiễm.
Thay vì sử dụng thức ăn công nghiệp, công ty này lại sử dụng cá tạp, cá mè để nuôi cá lăng, cá trê nên mức độ ô nhiễm của hồ ngày càng lớn. Lớp váng màu vàng mà mọi người thấy vốn di phát sinh từ mỡ cá của nguồn thức ăn từ hơn 30 lồng cá.
Do đó người dân rất bức xúc khi hồ nổi bọt ô nhiễm vì hoạt động nuôi cá lồng của Công ty Việt Nhật. Người dân đã nhiều lần kiến nghị lên cơ quan cấp trên về thực trạng ô nhiễm của hồ nhưng vẫn chưa thể dứt điểm.
Chủ tịch HĐQT của Công ty này thừa nhận việc gây ô nhiễm giống như phản ánh của người dân. Họ cho biết hồ ô nhiễm có màu xanh do có tảo cùng mùi hôi thối. Do trời nóng nên tảo chết khiến chúng dạt vào bờ và gây ra hiện tượng mặt nước nổi váng. Phía Công ty Việt Nhật cùng Phòng TNMT huyện Đại Từ kiểm tra, lấy mẫu nước phân tích.
Công ty này cũng phải tiến hành vớt bọt nổi váng trên mặt hồ để xử lý, tạm dừng hoạt động sử dụng cá tươi, cá mè, cá tạp làm thức ăn cho cá lăng, cá trê mà thay thế bằng việc dùng cám công nghiệp. Ngoài ra, đơn vị này tập trung rà soát, đánh giá lại mật độ nuôi, chủng loại có phù hợp với quy định hay chưa.
Giấy phép xả thải “hết hạn” nhưng vẫn ngang nhiên hoạt động
Sở NN – PTNT tỉnh Thái Nguyên ban hành Quyết định số 896/SNN-CCTS chứng nhận đăng ký 30 lồng cá cho Công ty Việt Nhật nuôi cá nước ngọt tại hồ Gò Miếu trên địa bàn xóm Chuối, xã Kỳ Phú, tỉnh Thái nguyên nhưng giấy phép chỉ có thời hạn 1 năm.
Được biết giấy chững nhận nuôi cá lồng hồ Gò Miếu của Công ty Việt Nhật đã hết hạn từ ngày 19/04/2018 nhưng họ vẫn tiếp tục hoạt động nuôi cá gây ô nhiễm trên diện rộng.
Đặc biệt khi nuôi cá lồng bắt buộc phải có hồ sơ báo cáo đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định của Thông tư số 71/2011/TT- BNNPTNT (quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lĩnh vực Thú y) và Thông tư 16/2015/TT-BNNPTNT (quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện nuôi thủy sản). Nếu chưa được cơ quan chức năng thẩm định và phê duyệt báo cáo thì cơ sở không được phép hoạt động.
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Nguyên cho biết kể từ khi cấp chứng nhận số 896 cho Công ty Việt Nhật đến ngày 19/04/2018 thì cho đến này chưa tiếp nhận thêm bất kỳ loại giấy tờ báo cáo nào từ đơn vị này. Vì thể có thể khẳng định việc nuôi cá lồng trên hồ Gò Miếu của Công ty này là trái phép.
Đồng thời UBND huyện cũng đề nghị phía Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Thái Nguyên kiểm tra các hoạt động nuôi cá lồng bè trong phạm vi lòng hồ Gò Miếu. Kiểm tra, lấy mẫu nước quan trắc nổi váng màu nổi trên mặt hồ, xác định rõ nguyên nhân khiến mặt hồ nổi váng. Đề xuất các biện pháp xử lý nước thải, khắc phục kịp thời tình trạng ô nhiễm.