Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Ô nhiễm do rác thải – khi nào chấm dứt?


934 Lượt xem - Update nội dung: 03-04-2020 09:26

Đã kiểm duyệt nội dung

Ngoài xử lý nước thải, xử lý khí thải thì TP. HCM đang phải đối mặt với một hiểm họa khác nghiêm trọng hơn mang tên rác thải. Mật độ dân số ngày càng gia tăng cộng với tốc độ đô thị hóa là nguyên nhân làm gia tăng lượng rác trên phạm vi toàn thành phố.

Rác thải ở TP. HCM dự kiến phát thải gần 13.000 tấn

TP. HCM là khu vực trọng điểm với sự xuất hiện đa lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, giáo dục, sức khỏe, khoa học – công nghệ có vị trí trọng yếu của cả nước. Vốn dĩ là đô thị lớn tiếp nhận nhiều mối giao lưu và quan hệ quốc tế hữu nghị, TP. HCM trở thành trung tâm công nghiệp và hoạt động đa lĩnh vực không chỉ ở Việt Nam mà cả khu vực Đông Nam Á.

Rác thải gây ô nhiễm môi trường

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, lượng chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố không ngừng tăng lên. Đó là do nhu cầu sống của con người ở đây luôn cao hơn so với các khu vực đô thị khác. Chính vì thế, việc xử lý rác thải và mùi hôi trên địa bàn trở thành bài toán khó đối với các cấp chính quyền địa phương.

Đứng trước vấn nạn liên quan đến rác thải, TP. HCM đẩy mạnh mục tiêu giảm chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh trong năm 2020 tối đa là 50%, và đến năm 2025 giảm còn 20%.

Đến bất kỳ khu vực nào, chúng ta có thể dễ dàng phát hiện rác thải xuất hiện khắp mọi nơi từ vỉa hè, khu vực công cộng đến các mương nước, nhất là kênh rạch chằng chịt nhiều loại rác thải khác nhau. Sự xuất hiện của rác thải có phát sinh mùi hôi là điều tất yếu. Mùi hôi này đã và đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt của người dân. Mùi hôi từ rác thải, mùi chất hữu cơ phân hủy, mùi bùn,… sinh ra nhiều khí H2S độc hại.

Rác thải là thủ phạm chính gây ô nhiễm nguồn nước

Như đã đề cập trước đó, rác thải sinh hoạt ở TP. HCM được vứt khắp mọi nơi, nhất là kênh rạch, mương nước. Hầu như các dòng kênh ở đầy bị ô nhiễm nghiêm trọng vì rác thải dày đặc, đa dạng mọi thể loại khiến nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng. Mặc dù thành phố tạp trung xây dựng các nhà máy xử lý nước thải nhưng vẫn chưa xử lý hết khối lượng nước thải sinh hoạt ô nhiễm này.

Rác thải gây ô nhiễm môi trường

Chẳng hạn như kênh Xáng thuộc khu vực 9A nối đường Dương Bá Trạc nằm giữa Huyện Bình Chánh và Quận 8. Ở đây xuất hiện nhiều bãi rác lớn, chủ yếu là rác sinh hoạt như túi nilon, thùng xốp, ruồi nhặn và không thể thiếu mùi hôi thối. Đó chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh nguy hiểm. Hoặc kênh Tàu Hủ nằm trên đường bến Phú Định thuộc phường 16 (Quận 8) rác thải ứ đọng, nổi lềnh bềnh làm cản trở dòng chảy.

Không khỏi rùng mình khi chứng kiến kênh Tham Lương chảy qua khu vực Tân Kỳ - Tân Quý đến khu vực công nghiệp Tân Bình, hiện tượng rác thải, chất thải đổ khắp mọi nơi. Nghiêm trọng hơn là đoạn sông Vàm Thuật (phường Thới An, Q.12) còn khủng khiếp hơn nhiều. Rác thải, chất thải nguy hại, xà bần đổ khắp mọi nơi, các nhánh rạch bị bít chặt bởi rác thải. Lâu dần chúng hình thành nên nhiều vùng nước ứ đọng, bốc mùi hôi thối làm ảnh hưởng cả một khu dân cư. Mặc dù tình trạng này cũng được chính quyền cải tạo, xử lý, kiểm tra xử lý đối với các hành vi xả rác bừa bãi nhưng chỉ trong một gian tình trạng ô nhiễm lại được duy trì trở lại.

Chưa kể, dọc theo các kênh rạch toàn thành phố, có khoảng 17.000 căn nhà sống tạm bợ. Điều này cũng làm gia tăng lượng rác sinh hoạt đáng kể. Lượng rác thải vẫn “thản nhiên” xả thẳng ra ngoài môi trường bất chấp lệnh cấm và những quy định do chính quyền địa phương ban hành trước đó.

Giải pháp xử lý chất thải rắn ở TP. HCM

Mỗi ngày, ở TP. HCM phát sinh khoảng 13.000 tấn rác thải mỗi ngày. Trong đó có 8.300 tấn rác thải sinh hoạt, 1.500 – 2.000 tấn rác công nghiệp, 1.200 – 1600 tấn rác xây dựng, 22 tấn rác thải y tế và 2.000 tấn bùn thải. Vì chiếm số lượng lớn nên rác thải sinh hoạt được ưu tiên xử lý hàng đầu. Theo đó, Sở Tài nguyên và môi trường triển khai nhiều mô hình xử lý theo hướng tái chế như ủ phân compost từ rác thải hữu cơ (55 mô hình); ủ phân compost từ rác thải hữu cơ kết hợp trồng rau trên bồn chứa rác (10 mô hình). Tuy nhiên việc xử lý rác thải sinh hoạt ở đây chủ yếu vẫn chôn lấp (chiếm 76%) tại 2 bãi rác chính là Phước Hiệp (Củ Chi) và Đa Phước (Bình Chánh).

Đặc biệt, TP. HCM thu hút và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng hệ thống xử lý rác thải sinh hoạt. Đồng thời, khuyến khích các nhà đầu tư trình bày ý tưởng cải tạo bãi chôn lấp rác, tái chế hoặc tận dụng để sản xuất thành các sản phẩm mang tính ứng dụng cao. Vì thế vấn đề cấp thiết hiện nay là xây dựng cơ chế quản lý hiệu quả. Đó là cách tốt nhất để tận dụng nguồn vốn xử lý rác thải không bị lãng phí nhờ vậy mà rác mới có thể tận dụng xử lý môi trường triệt để góp phần bảo vệ môi trường đáng kể.

 

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(16:07 04-10-2024)
Ngoài ra, chủ đầu tư cần chuẩn bị thêm các giấy tờ có liên quan khác như: Giấy đăng ký kinh doanh, giấy tờ đất, ...
(08:36 04-10-2024)
Mỗi cơ sở, làng nghề sản xuất bánh tráng sẽ có quy trình sản xuất khác nhau tùy vào sản phẩm đầu ra phân phối ...
(10:24 03-10-2024)
Việc lắp đặt hệ thống xử lý bụi, khí thải là yếu tố then chốt để kiểm soát bụi, khí thải, đảm bảo vệ ...
(10:06 02-10-2024)
Quy định về tái sử sụng nước thải để tưới cây phải đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam quy định tại ...
(11:53 01-10-2024)
Trên đây là một số thông tin về đặc điểm và quy trình xử lý khí thải sản xuất linh kiện điện tử tại một nhà ...
(08:47 01-10-2024)
Sản phẩm tôm đông lạnh là ngành hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản ở ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768