Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Ô nhiễm không khí – Gánh nặng chung toàn cầu


1285 Lượt xem - Update nội dung: 08-09-2020 16:01

Đã kiểm duyệt nội dung

Ô nhiễm không khí để lại nhiều tác hại với sức khỏe con người mà còn kéo theo nhiều hệ lụy về kinh tế như: chi phí y tế, thiếu lao động, chi phí xử lý môi trường và đồng thời làm suy giảm năng suất lao động trong nhiều ngành nghề.

225 tỷ USD tiêu tan vì ô nhiễm không khí

Trong thời đại công nghệ 4.0, nhận thức của người dân về ô nhiễm không khí đang dần được cải thiện theo chiều hướng tích cực hơn, thế nhưng hệ lụy về ô nhiễm tới con người vẫn là vấn đề đáng lo ngại đối với toàn cầu.

Ước tính có khoảng 2/3 dân số toàn cầu đang là nạn nhân của ô nhiễm không khí, đặc biệt là tại một số khu vực có nồng độ bụi mịn PM 2.5 ở mức cao như: Châu Á, Châu Phi và Trung Đông. Đại đa số các khu vực này là nơi có tỉ lệ gia tăng dân số ở mức cao.

Theo thống kê thì có tới trên 97% các thành phố nằm ở nhóm có thu nhập bình quân đầu người ở mức thấp đang phải sống chung với ô nhiễm do không đáp ứng được ác tiêu chuẩn kỹ thuật về không khí sạch. Và vô tình, các khu vực này lại trở thành gánh nặng của các tổ chức Y tế toàn cầu.

Theo Greenpeace – tổ chức Hòa bình xanh tại khu vực Đông Nam Á thì hàng năm, thế giới đang bị thiệt hại tới 225 tỷ USD bởi năng suất lao động suy giảm và chi phí xử lý, giải quyết các vấn đề phát sinh do không khí bị ô nhiễm.

Ô nhiễm không khí – Gánh nặng chung toàn cầu

Việt Nam thiệt hại trên 16 tỷ USD

Là một trong những quốc gia, liên tục có những thành phố lọt top thành phố ô nhiễm nhất thế giới, điển hình là thủ đô Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Một tổ chức môi trường Mỹ thực hiện tại Hà Nội và HCM cho thấy các chỉ số về The Environmental Performance Index-EPI (hiệu suất môi trường) liên tục tăng, qua đó khiến chỉ số chất lượng không khí (AQI) luôn nằm trong ngưỡng báo động.

Tại thủ đô Hà Nội có 4/7 ngày (từ ngày 13 đến ngày 20/3/2020) chỉ số ô nhiễm bụi mịn 2.5 và AQI vượt ngưỡng cho phép của các quy chuẩn quốc gia. Các nguồn phát thải gây ô nhiễm không khí chủ yếu vẫn đến từ các ngành sản xuất công nghiệp; công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá,..và phương tiện giao thông.

Mới đây nhất, một nhóm nghiên cứu của Đại học Kinh tế Quốc dân đã cho thấy mỗi năm tại Việt Nam có khoảng hàng chục người tử vong sớm do ô nhiễm không khí, ước tính thiệt hại dao động từ 10.82 – 16.63 tỷ USD mỗi năm, chiếm từ 4 - 6%GDP cả nước.

Để giải quyết triệt để các vấn đề về ô nhiễm không khí, Thủ tướng Chính phủ cũng kêu gọi người dân nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, có tinh thần trách nhiệm trong các hoạt động về xử lý môi trường do các đơn vị và địa phương cũng như cả nước tổ chức.

Ngoài ra, Thủ tướng cũng yêu cầu các cơ quan chức năng phải sớm hoàn thiện các chinh sách, thủ tục pháp chế, hồ sơ môi trường và đề nghị các doanh nghiệp trong nước phải xử lý khí thải và các nguồn thải gây ô nhiễm khác theo đúng quy định để hạn chế tối đa vấn nạn ô nhiễm.

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(16:07 04-10-2024)
Ngoài ra, chủ đầu tư cần chuẩn bị thêm các giấy tờ có liên quan khác như: Giấy đăng ký kinh doanh, giấy tờ đất, ...
(08:36 04-10-2024)
Mỗi cơ sở, làng nghề sản xuất bánh tráng sẽ có quy trình sản xuất khác nhau tùy vào sản phẩm đầu ra phân phối ...
(10:24 03-10-2024)
Việc lắp đặt hệ thống xử lý bụi, khí thải là yếu tố then chốt để kiểm soát bụi, khí thải, đảm bảo vệ ...
(10:06 02-10-2024)
Quy định về tái sử sụng nước thải để tưới cây phải đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam quy định tại ...
(11:53 01-10-2024)
Trên đây là một số thông tin về đặc điểm và quy trình xử lý khí thải sản xuất linh kiện điện tử tại một nhà ...
(08:47 01-10-2024)
Sản phẩm tôm đông lạnh là ngành hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản ở ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768