Ô nhiễm môi trường tại âu thuyền Thọ Quang
Đã kiểm duyệt nội dung
Là nơi neo đậu của hàng nghìn tàu thuyền, âu thuyền Thọ Quang trở thành địa điểm lý tưởng để tàu thuyền tránh trú sau những chuyến ra khơi đánh bắt xa bờ. Tuy nhiên, người dân thuộc phường Nại Hiên, quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng lại khá bức xúc với thực trạng ô nhiễm hết sức nghiêm trọng ở đây.
Cùng công ty xử lý môi trường Hợp Nhất tìm hiểu chi tiết về vấn đề này!
Ô nhiễm môi trường ở âu thuyền Thọ Quang
Không khó để nhận thấy cuộc sống sinh hoạt của người dân trên những chiếc tàu khá chật chội và chưa tuân thủ các quy định về môi trường. Vì ý thức của người dân chưa cao nên xung quanh khu vực thuyền neo đậu thường xuất hiện rác thải, chúng nổi lềnh bềnh trên mặt nước với đa dạng nguồn thải khác nhau. Cho nên, khu vực âu thuyền Thọ Quang ngày càng trở nên xuống cấp với hàng tá bãi rác thải sinh hoạt khắp nơi.
Từ trên bờ đến mặt nước, rác thải được người dân vứt bỏ bừa bãi, theo thời gian chúng tập kết thành những bãi rác lớn gây ô nhiễm môi trường trầm trọng và còn bốc mùi hôi thối khó chịu. Chủ yếu là rác thải sinh hoạt như bao bì ni lon, hộp xốp, vật dụng sinh hoạt, thùng xốp chứa thủy hải sản, vỏ lon,…
Theo thời gian, cuộc sống sinh hoạt người dân bắt đầu bị ảnh hưởng bởi môi trường sống không được đảm bảo vệ sinh. Đa phần những người sinh sống trên những tàu thuyền hoặc khu vực dân cư sinh sống ven bờ cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ. Điển hình là khu vực tuyến đường Chu Huy Mân – Vũng Thùng 9, người dân phát hiện nước chuyển thành đục ngầu trên một đoạn dài.
Nguyên nhân chính khiến nước đục ngầu ở âu thuyền Thọ Quang
Những đống rác khổng lồ lâu ngày chưa ai dọn dẹp vẫn hiện hữu tại tuyến đường Chu Huy Mân. Còn ở tuyến đường Vũng Thùng 9 lại có nhiều bãi rác đốt cháy, lọ sơn, chai lọ vứt ngổn ngang tạo nên mùi hóa chất nồng nặc bốc mùi hôi khó chịu.
Tuy nhiên trong thời gian qua, người dân phát hiện nước dọc âu thuyền Thọ Quang đến những vị trí tàu thuyền neo đậu trở nên đục ngầu đáng ngờ. Thực trạng này diễn ra từ âu thuyền Thọ Quang đến đoạn đường Chu Huy Mân vị trí tàu Hải Âu 1 đang neo đậu về cuối góc ngã tư đường Chu Huy mân – Vũng Thùng 9. Theo ý kiến của một số người dân, nước ở đây đục ngầu không phải do nước thải sinh hoạt của người dân mà do nước thải từ các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất gây ra.
Nhiều ngành sản xuất chưa xử lý nước thải chế biến thủy sản phù hợp khi nồng độ ô nhiễm chất thải lớn do các yếu tố đầu vào như nguyên liệu, sản phẩm, sản lượng, nhiên liệu hoặc thiếu sự đồng bộ trong công tác bảo vệ môi trường.
Theo điều tra, mùi hôi phát sinh còn xuất phát từ nơi tiếp nhận nguồn thải vì chúng tích tụ lâu ngày dưới lớp bùn đáy và phân hủy gây mùi hôi khó chịu. Vào mùa nắng nóng hoặc thủy triều xuống, mùi hôi bốc lên càng dữ dội. Mặc dù công tác nạo vét bùn và sử dụng nhiều chế phẩm xử lý mùi hôi nhưng vẫn không thuyên giảm mấy.
Bên cạnh đó, xác những con thuyền neo đậu trong thời gian khá lâu trở thành mối nguy hại đối với chất lượng nguồn nước. Nhiều xác tàu thuyền không có người trông coi và sử dụng thường xuyên nên chúng dần trở nên mục rỗng. Trong đó có 2 chiếc thuyền đánh bắt cá thủy sản trái phép đến thuyền chở khách du lịch gặp sự cố chìm tàu cũng kéo về đây. Cả 3 chiếc thuyền này trong trạng thái hư hỏng nặng càng khiến cảnh quan môi trường trở nên nhếch nhác và ô nhiễm hơn bao giờ hết.
Chính vì thế, chính quyền địa phương cần có phương án khắc phục các sự cố môi trường xảy ra. Nhất là giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm khu vực âu thuyền Thọ Quang với nhiều đống rác ngập đầy mà không có người đến thu gom và xử lý. Hậu quả gây ra làm mất thẩm mỹ cảnh quan và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sinh hoạt của người dân.
Biện pháp xử lý môi trường ở âu thuyền Thọ Quang
Sở TNMT Đà Nẵng phối hợp với Công ty Thoát nước để xử lý nước thải tại các đơn vị và trình báo cáo để UBND thành phố xem xét và xử lý. Theo đó, các Ban quản lý KCN, KCX, CCN giám sát chặt chẽ các hoạt động gây ô nhiễm, giảm thiểu mùi hôi từ các doanh nghiệp chế biến thủy sản.
UBND tỉnh cùng Sở TNMT tỉnh kiểm tra việc sử dụng đất, bảo vệ môi trường các công ty, doanh nghiệp trong khu vực Thọ Quang, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Đề xuất phương án quản lý và xử lý nước thải khu công nghiệp phù hợp về tải lượng đưa về Trạm xử lý nước thải Sơn Trà ổn định. Thường xuyên kiểm tra và giám sát liên tục hoạt động về chất lượng, hiệu quả xử lý trong hệ thống hoạt động của Trạm xử lý nước thải Sơn Trà.