Ô nhiễm môi trường từ chế biến thủy sản
Đã kiểm duyệt nội dung
Trong thời gian qua, các hoạt động nuôi trồng và chế biến thủy sản làm phát sinh nhiều chất thải rắn, chất thải nguy hại, chất độc, chất hữu cơ, chất vô cơ,… làm giảm chất lượng môi trường. Dưới đây là 2 trong nhiều trường hợp từ hoạt động thủy sản làm phát sinh hàng loạt sự cố môi trường làm suy giảm chất lượng đời sống của người dân.
Biển Hải Lĩnh bị “bức tử” do nước thải nuôi tôm
Trong thời gian qua, Phòng TNMT huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) thường xuyên nhận được phản ánh của người dân việc Công ty Well Union (thôn Đại Thắng, xã Hải Lĩnh) xả thải trái phép ra biển Hải Lĩnh.
Biển Hải Lĩnh trong thời gian qua nhận được sự quan tâm đặc biệt từ phía dư luận. Điều này do công ty Well Union đã “bức tử” sông Hải Lĩnh khiến cuộc sống người dân thôn Hồng Phong và Đại Thắng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nguyên nhân chính do hoạt động nuôi tôm công nghiệp của công ty này xả trực tiếp nước thải ra ngoài môi trường mà không qua bất kỳ khâu xử lý nào.
Công ty này vẫn xả thải ra bờ biển Hải Lĩnh bằng ống xả thải cách bờ biển 200m sau rặng phi lao. Công tác xử lý nước thải thủy sản chưa được công ty này chú trọng với chất thải, xác tôm chết vương vãi khắp nơi, bốc mùi hôi thối. Theo ghi nhận, nước xả thải này có màu nâu đục, sủi bọt, bốc mùi hôi tanh xả thẳng ra biển mà không có bất kỳ sự giám sát và quản lý nào từ cơ quan chức năng.
UBND Tĩnh Gia đã tiếp nhận ý kiến của người dân và lập đoàn kiểm tra thực tế. Tại vị trí xả thải của Công ty Well Union nước thải có màu nâu đen, nhiều bọt nâu xám. Đoàn kiểm tra xác nhận công ty có xả thải trái phép và yêu cầu công ty này hoàn thiện việc gia hạn giấy phép khai thác nước mặt và xin giấy phép xả thải đã hết hạn.
Vì sao giấy phép xả thải hết hạn mà vẫn ngang nhiên xả thải?
Theo ghi nhận được, Giấy phép khai thác nước mặt, sử dụng nước biển do UBND tỉnh Thanh Hóa cấp pháp phục vụ nuôi trồng thủy sản, lượng nước khai thác lớn nhất 600 m3/ngày đêm trong thời hạn 2 năm. Ngoài ra còn có giấy phép xả thải vào nguồn nước từ hoạt động nuôi trồng thủy sản có lưu lượng xả trung bình 1.431 m3/ngày đêm có thời hạn 5 năm.
Tuy nhiên, 2 loại giấy phép này được cấp năm 2013, căn cứ vào thời hạn giấy phép thì tất cả giấy phép đều đã hết hiệu lực thi hành.
Không chỉ làm trái theo quy định của pháp luật, mà Công ty Well Union còn liên tục xả thải ra biển. Không chỉ gây ô nhiễm, công ty này còn lắp đặt các trạm bơm ngoài bãi biển trái phép trong nhiều năm qua mà chưa có bất kỳ sự can thiệp nào từ chính quyền địa phương.
Người dân bức xúc vì doanh nghiệp xả thải gây ô nhiễm môi trường
Đó là trường hợp của Công ty TNHH Thu Trọng 1 (thuộc KCN Mỹ Xuân A) liên tục xả thải đã ảnh hưởng đến khu vực dân cư trên địa bàn khu phố Phú Hà, phường Mỹ Xuân, tx Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Hoạt động chế biến thủy sản từ công ty này khiến tình trạng ô nhiễm ngày càng lan rộng nhất là tình trạng mùi hôi thối bốc mùi nồng nặc, nước nhiễm màu đen kịt. Nơi chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là sông Vàm Hưng Mỹ, nguồn nước sông này cung cấp nước cho 40 hộ ao nuôi tôm và 10 hộ dân của khu vực ấp Phú Hà, phường Mỹ Xuân. Vì thế mà nước sông ô nhiễm phần nào hạn chế việc canh tác nông nghiệp của người dân.
Sau khi khắc phục sự cố hệ thống xử lý nước thải vì một số thông số đều vượt tiêu chuẩn cho phép khiến các chỉ số amoni, nito vượt ngưỡng cho phép nhưng Công ty này vẫn bị phản ánh về tình trạng phát sinh mùi hôi. Sở TNMT, Ban quản lý KCN, Cảnh sát môi trường tiếp tục kiểm tra thực tế hoạt động BVMT và phát hiện mùi hôi phát sinh từ quá trình hút bùn tại hầm chứa.
Trước những chỉ đạo khắc phục sự cố ô nhiễm, Công ty TNHH Thu Trọng 1 đã tiến hành xây dựng khu vực ép bùn kín để hạn chế phát sinh mùi.
Xử lý nước thải chế biến thủy sản giờ đây chắc chắn sẽ là một việc cấp thiết nhất để hạn chế ô nhiễm môi trường từ ngành thủy sản mà các cơ quan chức năng cần giám sát và quản lý chặt chẽ. Hy vọng rằng với những phân tích trên, mỗi người dân Việt Nam sẽ có ý thức trách nhiệm hơn trong công tác bảo vệ và xử lý môi trường.