Ô nhiễm môi trường từ ngành dệt may
Đã kiểm duyệt nội dung
Tạo ra nhiều công việc, đáp ứng nhu cầu của con người thế nhưng ngành dệt may lại gây ra những mặt trái ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường ở mức độ rất cao trên diện rộng.
Những tác động của ngành dệt may đến môi trường? Các hướng giải quyết, biện pháp khắc phục, hạn chế và xử lý nước thải – khí thải từ ngành dệt may? Vấn đề này sẽ được Công ty CP xây dựng và môi trường Hợp Nhất chia sẻ tới bạn đọc và quý khách hàng ở bài viết dưới đây.
Tổng quan về ngành dệt may
Những số liệu thống kê từ tập đoàn Lenzing – tập đoàn Dệt may Việt Nam cho thấy, chỉ tính riêng trong năm 2015, có tới 95.6 triệu tấn hàng được tiêu thụ. Trong số đó có 62.1% là quần áo được làm từ các sợi tổng hợp gốc dầu là polyester; 1.2% là sợi len; 6.4 % là sợi cellulose; 1.5% là sợ tự nhiên; còn lại 25.2% là sợi cellulo và protein.
Trong các giai đoạn sản xuất, ngành dệt may sử dụng rất nhiều nguồn nguyên liệu, năng lượng và các chất hóa học cũng như phụ gia tạo màu. Theo ước tính thì để sản xuất ra lượng sản phẩm trên thì ngành dệt may cần đến 145 triệu tấn than, 2.000 tỷ gallon nước. Chính vì thế, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng: “ Dệt may là ngành công nghiệp có mức độ gây ô nhiễm môi trường đứng thứ 2 so với các ngành khác trên toàn cầu”.
Với mức độ tiêu thụ than như vậy, ngành dệt may đã là ngành tác động đến môi trường ở nhiều phương diện: ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm không khí. Trong đó các chất độc gây ô nhiễm tồn tại ở các dạng khác nhau: lỏng, rắn, khí, chất thải,…
Ô nhiễm nước từ ngành dệt may
Với nhu cầu sử dụng nước rất lớn trong các quá trình sản xuất sợi ở các giai đoạn: tẩy mày, giặt sợi, nhuộm màu và làm sạch sản phẩm. Trung bình, ngành dệt may phải tốn 200 lít nước mới có thể sản xuất ra 1 kg sợi. Theo đó thì để tạo ra 1 chiếc áo phông (áo thun) cũng tốn 19.000 lít nước cho các quá trình sản xuất.
Năm 2010, theo thông kê tại Trung Quốc có tới 2.5 tỷ tấn nước thải từ ngành dệt may. Vấn đề này gây không ít khó khăn cho các công tác xử lý nước thải dệt may cho quốc gia này.
Lượng nước thải từ ngành dệt may với nhiều chất độc hại làm thay đổi cấu trúc nguồn nước tự nhiên, qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống các thủy sinh vật. Một số chất thải ô nhiễm có thể kể đến: hóa chất hữu cơ, kim loại, BOD, COD, chất hoạt tính bề mặt, Anion, chất tẩy rửa…Các chất này thường gây ra một số hiện tượng như: sủi bọt, thay đổi màu nước, mùi hôi,….
Trong quá trình khắc phục, hạn chế nước thải ô nhiễm từ ngành dệt may thì chắc chắn các cơ quan chức năng hay các đơn vị xử lý môi trường sẽ phải phân tích từng thành phần chất trong nước thải để đưa ra các phương pháp – công nghệ xử lý phù hợp nhất!
Ô nhiễm chất thải rắn từ ngành dệt may
Theo tính toán thì ngành công nghiệp dệt may phát sinh ra hơn 90 triệu mặt hàng xuống các bãi rác, hố chôn rác mỗi năm. Các mặt hàng này chủ yếu là vải, giẻ lau dính dầu mỡ, sấp, sợi vải thừa, kim loại, phụ kiện – phụ liệu ngành may,…
Ô nhiễm không khí từ ngành dệt may
Với mức độ tiêu thụ than như đã nói trên thì sau nước thải, khí thải là tác nhân gây ô nhiễm môi trường lớn thứ 2 từ ngành dệt may. Quá trình phát sinh khí thải chủ yếu đến từ quá trình đốt than phục vụ cho quá trình nhuộm, tẩy và các quá trình sản xuất khác.
Ngoài ra với hàm lượng hóa chất được sử dụng tương đối cao, không khí cũng bị ảnh hưởng bởi mùi hôi từ các chất này: hơi chlorine, Alinin, Cholorine dioxide….. Trong quá trình xử lý khí thải, chắc chắn phải lưu ý những hợp chất này.
Giải pháp xử lý nước thải ngành dệt may
Để xử triệt để nguồn nước thải, khí thải ô nhiễm từ ngành dệt may, các đơn vi – doanh nghiệp hoạt động trong ngành cần ý thức rõ được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong các hoạt động bảo vệ môi trường. Đồng thời cũng phải có các biện pháp, hướng xử lý nước thải – khí thải ngành dệt may một cách tối ưu nhất như: xây dựng hệ thống trạm xử lý nước thải tập trung.
Các cơ quan chức năng cũng cần tăng cường công tác kiểm tra, rà soát các đơn vị, doanh nghiệp hoạt động trong ngành dệt may để hạn chế tối đa những vị phạm xả thải gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.