Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ NHẬN GIÁ TỐT

Ô nhiễm môi trường và đa dạng sinh học


1178 Lượt xem - Update nội dung: 07-07-2021 07:45

Đã kiểm duyệt nội dung

Tất cả dạng ô nhiễm đều đe dọa nghiêm trọng đến đa dạng sinh học, nhất là lưu trữ quá nhiều chất dinh dưỡng (chủ yếu nito, photpho). Chính điều này làm mất đa dạng sinh học cùng với chức năng của hệ sinh thái tự nhiên.

Sự lắng đọng của nito tạo nên thách thức nghiêm trọng đối với việc bảo tồn hệ sinh thái và các loài sinh vật. Hợp chất nito cũng tạo ra hiện tượng phú dưỡng hệ sinh thái. Các nguồn ô nhiễm chính phải kể đến từ giao thông và nông nghiệp.

moitruonghopnhat.com sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về tác động của ô nhiễm môi trường đến đa dạng sinh học ở chia sẻ dưới đây!

Hệ sinh thái trên cạn/dưới nước

Hệ sinh thái trên cạn bị tác động bởi ô nhiễm không khí, đặc biệt là khí thải chứa lưu huỳnh, nito và ozone ở tầng mặt đất vì nó ảnh hưởng đến khả năng hoạt động và phát triển của hệ thực vật. Khí thải của lưu huỳnh dioxit và oxit nito lắng động trong nước, thảm thực vật và trên đất làm tăng tác động xấu đến môi trường, gây ra hiện tượng mưa axit. Cuối cùng khi quá trình axit hóa làm thay đổi chu trình dinh dưỡng, chu trình cacbon bị xáo trộn ảnh hưởng đến sự sống của con người.

Sự gia tăng ozone trên mặt đất cũng gây thiệt hại đến màng tế bào thực vật, ức chế nhiều quá trình quan trọng, cản trở sự sinh trưởng và phát triển của chúng. Việc mất lớp phủ thực vật ảnh hưởng nhiều đến hệ sinh thái.

Cây cối và thảm thực vật hấp thụ chất ô nhiễm nhiều như nito dioxit, ozone và chất dạng hạt giúp cải thiện chất lượng không khí tối ưu. Vì thế mà ít cây che phủ hơn đồng nghĩa với việc khả năng lọc sạch không khí trở nên kém hiệu quả hơn.

Khi hệ sinh thái dưới nước bị quá tải chất dinh dưỡng thường hình thành hiện tượng phú dưỡng nguồn nước, thúc đẩy tảo phát triển làm mất nguồn oxy và sự sống của nhiều loài thủy sinh. Khi các hệ sinh thái bị tác động thì sự đa dạng sinh học cũng mất theo.

Ô nhiễm môi trường và đa dạng sinh học

Xem thêm dịch vụ xử lý khí thải!

Ô nhiễm tác động đến đa dạng sinh học ra sao?

Ô nhiễm không khí

  • Nhiều chất lơ lửng, bụi, khí thải từ các nhà máy nhiệt điện than ảnh hưởng đến đa dạng sinh học bằng cách thay đổi nhiều điều kiện môi trường.
  • Làm thay đổi khí hậu: gây ra nhiều biến động tự nhiên về nhiệt độ khiến nhiều loài thực, động vật không thể thích nghi.
  • Mưa axit: tác động rõ nét nhất đến ĐDSH tại sông, hồ cùng các môi trường sống dưới nước khác như tăng chất nhầy trong mang cá khiến chúng bị chết ngạt.

Ô nhiễm nguồn nước

  • Nito và photpho: cây trồng phát triển quá mức khi thực vật tăng nồng độ oxy vào ban ngày nhưng các VSV khác lại tiêu thụ hết hợp chất của thực vật gây ra sự suy giảm oxy nghiêm trọng.
  • Thuốc trừ sâu: tác động tồi tệ hơn so với các vùng nước khi chúng không bị rửa trôi mà tồn đọng trong nước trực tiếp giết chết nhiều loài cá hoặc động vật.
  • Kim loại nặng: chúng không dễ phân hủy trong môi trường như thủy ngân, asen, cadmium từ các ngành khai thác mỏ, xi măng được phát hiện ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều loài thủy sinh và tỷ lệ sống sót rất thấp.
  • Dầu: chủ yếu từ các sự kiện tràn dầu ở nhiều đại dương, vùng biển lớn. Sự cố này tác động tiêu cực đến sinh vật biển như gây ngạt thở, phá vỡ các giác quan, tổn thương nhiều cơ quan hoặc giảm khả năng tăng trưởng.

Ô nhiễm nhựa

  • Là ô nhiễm nhắc đến nhiều nhất vì khi đi vào môi trường sẽ hình thành dạng ô nhiễm rất lâu và tác động nhiều đến động vật hoang dã, thực vật và cả sức khỏe con người.
  • Những mảnh nhựa lớn trở thành “món ăn” của nhiều loài như rùa biển, chim biển. Tuy nhiên chúng lại gây ra các vết thương và sau đó dẫn đến tử vong của các loài.
  • Còn những hạt vi nhựa cũng nguy hiểm chẳng kém làm giảm tiêu thụ thức ăn, giết chết nhiều sinh vật có lợi.

Ô nhiễm đất

  • Kim loại nặng phát tán từ bãi chôn lấp, chúng hấp thụ vào đất và không thể phân hủy đã làm suy giảm số lượng nhiều vi khuẩn, nấm cần thiết cho sự sống.
  • Hóa chất nông nghiệp đi vào đất làm thay đổi mức độ dinh dưỡng và độ pH khiến cây trồng trở nên kém phát triển, ngăn cản sự phát triển nhiều loài.

Nghiêm trọng hơn, cộng đồng con người cũng bị ảnh hưởng. Khi mà nồng độ chất độc hại dễ dàng xâm nhập vào nguồn nước uống, thông qua nước ngầm. Chất lượng nước bị suy giảm, ô nhiễm không khí tác động đến thảm thực vật làm thay đổi vai trò thu giữ cacbon và tăng biến đổi khí hậu.

Xem thêm dịch vụ xử lý nước thải!

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(14:42 10-12-2024)
Chủ đầu tư muốn lắp đặt hệ thống xử lý nước thải với công suất 30m3/ngày để đủ điều kiện được cấp ...
(14:26 10-12-2024)
Trong quá trình gia công, sản xuất hàng may mặc, khí thải, bụi, bụi vải, khói thải lò hơi là những chất gây tác ...
(09:25 10-12-2024)
Tổng hợp một số phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi heo hiệu quả và giúp các chủ trang trại nuôi lợn tiết ...
(08:43 10-12-2024)
Để đảm bảo vấn đề an ninh lương thực trong bối cảnh biến đổi khí hậu, việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học ...
(10:59 09-12-2024)
Chủ đầu tư muốn xây dựng hệ thống xử lý nước thải với công suất 60m3/ngày để khách sạn đủ điều kiện ...
(09:35 06-12-2024)
Với công suất 15m3/ngày đêm thì chủ đầu tư có thể lắp đặt module hình chữ nhật tại tầng hầm của nhà hàng để ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768