Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Ô nhiễm nguồn nước của sông Hằng tại Ấn Độ


5124 Lượt xem - Update nội dung: 27-03-2023 16:46

Đã kiểm duyệt nội dung

Với mức sống trung bình, Ấn Độ không chỉ đối mặt với nền kinh tế thị trường đầy biến động mà còn đối mặt với hàng loạt vấn đề liên quan đến môi trường, nhất là ô nhiễm nguồn nước. Với lối sống hủ tục theo truyền thống cộng đồng khó có thể đảm bảo công tác xử lý nước thải ở đây đạt hiệu quả cao.

ô nhiễm tại sông Hằng

1. Tình trạng ô nhiễm tại sông Hằng

Ô nhiễm sông Hằng được xem là một ví dụ điển hình. Dòng sông vẫn là mục tiêu đối với nước thải công nghiệp chưa qua xử lý, xác chết hỏa táng, thả trôi sông hoặc tập tục tắm sông của các tín đồ hồi giáo ở Ấn Độ.

Với chiều dài 2.525 km chảy xuống đồng bằng phía Bắc, nối với sông Brahmaputra và đổ ra vịnh Bengal. Sông Hằng và các nhánh sông của nó là nguồn nước quan trọng đối với hàng trăm triệu người.

Với hành trình trải dài qua nhiều thành phố đang phát triển và các khu công nghiệp đang dần trở nên ô nhiễm. Mặc dù chính phủ Ấn Độ hỗ trợ đến 3 tỷ USD cho việc làm sạch nước sông Hằng nhưng gặp không ít vấn đề cản trở khi thiết kế cũng như tìm vị trí thích hợp cho các nhà máy xử lý nước thải.

Các lễ hội tôn giáo diễn ra hằng năm, với hàng triệu người thuộc tín đồ Hindu ngâm mình xuống tắm khiến thực trạng ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Chưa kể các nhà máy thuộc da ở thượng nguồn cùng các thành phố công nghiệp cũng gây ô nhiễm không kém. Ước tính có đến 80% nước thải được xả trực tiếp vào các nhánh của con sông nhưng vẫn chưa được xử lý.

Với vai trò cung cấp nước cho 400 triệu người Ấn Độ, sông Hằng tiếp nhận khối lượng khổng lồ từ rác thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt và vật nuôi. Vì mức sống còn thấp nên người Ấn Độ không có đủ khả năng ứng dụng nhiều công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt hiện đại, trong khi những phương pháp truyền thống trở nên lỗi thời là nguyên nhân nước thải được đổ thẳng ra con sông này.

Theo thống kê mỗi năm có khoảng 500.000 người đổ về sông Hằng nhưng nhà máy xử lý nước thải ở đây chỉ đáp ứng lượng nước cho 78.000 người. Sự xuất hiện của nhiều nhà vệ sinh chỉ đáp ứng nhu cầu của con người trong một thời gian ngắn nhưng chỉ với một cơn mưa, nguồn nước này sẽ chảy thẳng xuống sông.

Ngoài nước sinh hoạt, sông Hằng được xem là nguồn ô nhiễm thuốc kháng sinh nặng nề nhất trên thế giới. Các thành phố như Varanasi, Haridwarm, Allahabad,… là những địa điểm có mức độ ô nhiễm do vi khuẩn kháng sinh với quy mô lớn. Các loại kháng sinh này được tìm thấy tại các bệnh viện. Chỉ số ô nhiễm vi khuẩn ở đây vượt quá 20 lần so với tiêu chuẩn cho phép.

Hầu hết, các loại vi khuẩn này được tìm thấy nhiều nhất trong ruột động vật, chất thải KCN cùng các sinh vật sinh sống trong nguồn nước. Dưới chân cầu thành phố công nghiệp Kanpur hình thành nên vùng nước xám đen, hình thành nên nhiều đám bọt trôi nổi.

Hay ở thành phố Kolkata có mật độ 14 triệu dân, người dân sẵn sàng tắm rửa, giặt giũ bên cạnh những đống rác khổng lồ. Thậm chí nhiều lò gạch và nhà máy, xí nghiệp nằm dọc theo bờ sông Hằng dần chết mòn vì ô nhiễm nhưng chẳng có ai quan tâm.

ô nhiễm tại sông Hằng

3. Làm thế nào để xóa bỏ tình trạng ô nhiễm ở Ấn Độ?

Dưới những tác động trực tiếp từ con người đã hủy hoại bức tranh linh thiêng của sông Hằng trong truyền thuyết. Thay vào đó là con sông ô nhiễm nhất thế giới. Vì thế thủ tướng Ấn Độ, ông Modi đã tiến hành xóa bỏ việc xây dựng các nhà máy có nguy cơ gây ô nhiễm, kết hợp cải tạo các nhà máy cùng việc sản xuất 2 tỷ lít nước sạch mỗi ngày. Mục tiêu đến tháng 3/2020 phải làm sạch 70 – 80% và làm sạch 100% nước sông Hằng.

Đói với những trường hợp vứt chất thải rắn, rác điện tử, chất thải y tế thẳng xuống sông sẽ bị xử phạt 100.000 (35 triệu đồng). Chính quyền bang Uttar Pradesh bị yêu cầu phải nạo vét 86 cống thoát nước chính dẫn ra sông Hằng. Cũng ở bang này, công tác xử lý nước thải công nghiệp cũng được chú trọng khi hàng trăm xưởng sản xuất thuộc da tại TP. Kanpur phải di dời đến những địa điểm khác.

Bên cạnh đó, đường cống thoát nước sẽ được quy hoạch lại trước khi dẫn nước đổ ra sông. Để đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường, 2 bang Uttarkhand và Uttar Pradesh ra hàng loạt quy định thể chế rõ ràng và hạn chế việc tổ chức các lễ hội hằng năm.

Xin cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết của công ty môi trường Hợp Nhất!

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(11:23 30-11-2023)
Khi nhà máy bia của bạn hoạt động ở quy mô lớn nhưng lại chưa thiết kế hệ thống xử lý nước thải hoặc có nhưng ...
(09:45 29-11-2023)
Có nhiều cách nuôi cấy vi sinh khác nhau, mỗi đơn vị vận hành sẽ linh hoạt áp dụng để phù hợp nhất với mỗi loại ...
(09:46 27-11-2023)
Bùn vi sinh nổi tại bể lắng là một trong những sự cố thường gặp trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước ...
(10:16 24-11-2023)
Tảo nở hoa là hiện tượng tăng đột biến số lượng tảo trong hệ thống thủy sinh với số lượng tế bào vượt mức ...
(08:48 15-11-2023)
Hợp Nhất - Công ty môi trường chuyên cung cấp các loại hóa chất, vi sinh xử lý nước thải: NaoH, Polyme, PAC, Phèn nhôm, ...
(08:32 14-11-2023)
Chậm nộp báo cáo công tác bảo vệ môi trường bị xử phạt như thế nào là câu hỏi được nhiều người quan tâm trong ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768