Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngầm ở Việt Nam


6747 Lượt xem - Update nội dung: 30-03-2020 09:00

Đã kiểm duyệt nội dung

Mạch nước ngầm có bị ô nhiễm hay không?

Quá trình đô thị hóa quá nhanh cộng với sự khai thác tài nguyên nước ngầm quá mức đã gây ra nhiều tác động xấu đến môi trường. Khai thác vượt quá khối lượng cho phép, cạn kiệt nguồn nước ngầm, khai thác không theo quy định hoặc dự án quy hoạch phát triển đô thị - KCN, CCN chưa xem xét đến điều kiện tự nhiên tại nguồn.

Xử lý nước thải truyền thống vẫn chưa loại bỏ bớt chất độc hại, chất hữu cơ hay chất hóa học phát sinh từ nước thải nhà máy, lò luyện kim, hộ gia đình hay trang trại chăn nuôi gia súc thường thải trực tiếp ra sông ngòi, kênh rạch. Các hoạt động nông nghiệp liên quan đến phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật,…  được sử dụng trực tiếp xuống đất.

Tất cả những chất này đều rất khó phân hủy, theo thời gian chúng sẽ ngấm xuống mạch nước ngầm. Khi mạch nước ngầm bị dần suy giảm dẫn đến hàng loạt hệ lụy. Điều sẽ gây sụt lún lớp đất đá trong tầng nước, dẫn tới sụt lún các công trình xây dựng gây thiệt hại về kinh tế và con người.

Ô nhiễm nước ngầm tại Việt Nam

Rác thải sinh hoạt chôn lấp không đúng nơi quy định là nguyên nhân khiến mạch nước ngầm bị ô nhiễm nặng nề. Ngoài ưu điểm có thể xử lý lượng lớn chất thải với chi phí đầu tư và xử lý thấp thì phương pháp chôn lấp còn có nhược điểm chiếm nhiều diện tích và ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Trung bình mỗi năm Việt Nam xử lý đến 25.000 tấn rác thải sinh hoạt.

Tình trạng ô nhiễm nước ngầm ở Hà Nội

Là một đô thị lớn nhất cả nước, Hà Nội đang phải đối mặt với vấn đề thiếu nước sạch sinh hoạt. Nước nhiễm bẩn, nước nhiễm kim loại hay nước nhiễm dầu trong thời gian qua đã khiến cuộc sống của người dân Thủ đô bị đảo lộn hoàn toàn. Khi công tác xử lý nước thải sinh hoạt còn gặp nhiều thiếu sót và chưa quản lý chặt thì toàn bộ lượng nước bẩn “được dịp” ngấm xuống lòng đất. Đó là tác động lớn khiến chất lượng nước ở đây chưa đảm bảo chất lượng.

Do đó, các giếng khoan ở quận Hai Bà Trưng, Ba Đình, Thanh Xuân hay Long Biên có hàm lượng mangan cao. Hoặc các giếng ở phía Nam và Đông Nam gần nhà máy nước Pháp Vân, Hạ Đình, Tương Mai cũng bị ô nhiễm nặng vì nước ngầm nhiễm hàm lượng amoni rất cao vì nước thải công nghiệp và sinh hoạt chưa được xử lý đúng cách.

Nước thải từ các làng nghề, công nghiệp, nông nghiệp, y tế,… cũng trở thành vấn đề thách thức. Trong khi đó, khoảng 80% nước thải sinh hoạt đổ thẳng ra sông Hồng với sự đa dạng các thành phần ô nhiễm khác nhau. Kết quả quan trắc nhiều trạm nước ngầm cho thấy chỉ số ô nhiễm do kim loại nặng vượt nhiều lần như amoni, asen, hữu cơ, vô cơ, hóa chất,… khá nghiêm trọng.

Tình trạng ô nhiễm nước ngầm ở TP. HCM

Ở TP. HCM có khoảng 100.000 giếng khoan, với độ sâu và quy mô khai thác khác nhau. Lưu lượng khai thác nước ngầm khoảng 700.000 m3/ngày. Hoạt động khai thác quá mức gây ra những hậu quả nghiêm trọng làm biến đổi tầng địa chất, gây sụt lún, hư hỏng các công trình xây dựng giao thông.

Theo đó, nhiều mẫu nước xét nghiệm tại nhiều mẫu giếng khai thác vẫn chưa đạt yêu cầu. Qua đó, khá nhiều giếng đang bị ô nhiễm nặng, nồng độ pH không đạt yêu cầu, hàm lượng amoni cao, nhiều mẫu ô nhiễm do vi khuẩn, vi sinh như E. Coli hoặc Coliform.

Ô nhiễm nước ngầm tại Việt Nam

Một số vấn đề ô nhiễm nước ngầm và những tác hại tương ứng

Nước ngầm nhiễm asen và amoni

Tại khu vực Hà Nội và vùng lân cận thường diễn ra thực trạng ô nhiễm nước giếng khoan với hàng lượng asen và amoni phổ biến. Điều này xuất phát từ nguồn nước thải sinh hoạt và khu công nghiệp chưa được xử lý nước thải nhiễm asen. Những chất này được xếp vào những chất cực độc, gây ung thư và đe dọa đến sức khỏe con người.

Khi sử dụng nguồn nước nhiễm asen quá cao thường gây ra những tổn thương cho da (ung thư da, biến đổi sắc tố); gây ung thư phổi, ung thư thận, ung thư bàng quang,…

Nước ngầm nhiễm sắt và mangan

Cần xử lý nước cấp sinh hoạt nhiễm sắt, vì khi sử dụng nguồn nước nhiễm mangan thường ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh, tạo ra nhiều độc tố, ảnh hưởng đến phổi, hệ thần kinh, tim mạch. Nguồn nước này có đặc điểm thường có mùi tanh, để lâu trong nước sẽ chuyển màu vàng, vàng đục hoặc nâu đỏ. Thỉnh thoảng sẽ có váng màu vàng nổi trên bề mặt.

Nước ngầm nhiễm mặn, nhiễm phèn

Ở Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực thường xuyên nhiễm mặn nhất. Mạch nước ngầm dưới đất cũng không tránh khỏi. Vì thế, người dân khu vực thường xuyên thiếu nước ngọt sinh hoạt. Khi sử dụng nước nhiễm mặn làm các tế bào da bị khô, phồng, tróc hoặc ảnh hưởng đến hệ đường ruột của người sử dụng.

Để biết thêm các thông tin chi tiết về xử lý nguồn nước ô nhiễm, Quý khách hàng và bạn đọc có thể liên hệ tới chúng tôi - Công ty môi trường Hợp Nhất để được hỗ trợ và tư vấn!

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(15:46 15-10-2024)
Nâng cấp cải tạo hệ thống xử lý nước thải là việc làm cần thiết đối với những hệ thống đã hoạt động lâu ...
(15:33 15-10-2024)
Xử lý nước thải tại các trung tâm thương mại, mua sắm cần được xử lý trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Hệ ...
(12:01 15-10-2024)
Xử lý nước thải sản xuất dầu ăn bằng phương pháp nhân tạo giúp tăng quá trình phân hủy chất hữu cơ từ vi sinh ...
(10:48 15-10-2024)
Trên đây là một số thông tin về đặc điểm và quy trình xử lý khí thải sản xuất linh kiện điện tử tại một nhà ...
(09:36 15-10-2024)
Vi khuẩn kỵ khí bao gồm vi khuẩn, vi rút, nấm, tải, động vật nguyên sinh, trong đó vi khuẩn là phổ biến nhất.
(11:49 14-10-2024)
Trào lưu “xé túi mù” cũng góp phần vào tình trạng ô nhiễm môi trường khi rác thải từ nó là những chiếc túi, bao ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768