Ô nhiễm sông Rế ở Hải Dương, xử lý thế nào?
Đã kiểm duyệt nội dung
Xử lý ô nhiễm ở sông Rế là một trong những nhiệm vụ quan trọng và cấp bách nhất hiện nay mà tỉnh Hải Dương đang gấp rút thực hiện dự án cải tạo chất lượng nguồn nước ở đây. Sông Rế có tổng chiều dài 65km chảy qua địa phận huyện An Dương, huyện Kim Thành và quận Hồng Bàng nhưng chất lượng nước lại thường xuyên bị ô nhiễm.
Nguyên nhân và cách để xử lý môi trường tại khu vực ô nhiễm?
Hàng trăm điểm xả thải phá hủy môi trường sông Rế
Theo điều tra của Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi An Hải cho biết chất lượng nước mặt sông Rế ngày càng ô nhiễm với các chỉ số Amoni, kim loại nặng,… vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. Trong đó chỉ số Amoni vượt đến 0,613 mg/l, (tiêu chuẩn cho phép 0,3 mg/l); chỉ số mangan cao nhất trong ngày đạt 2,86 mg/l (tiêu chuẩn cho phép 0,2 mg/l); chỉ số chất hữu cơ cao nhất 5,2 mg/l (tiêu chuẩn không vượt quá 5,26%).
Nước sông Rế hiện có khoảng 18 triệu m3 nước và cung cấp cho các nhà máy sản xuất nước sạch như Công ty CP khu công nghiệp Sài Gòn – Hải Phòng, xí nghiệp sản xuất nước máy An Dương, Công ty TNHH công nghiệp nặng Doosan và 7 nhà nước mi ni huyện An Dương.
Nguyên nhân nước sông ô nhiễm là do phía đầu nguồn xã Kim Tân (huyện Kim Thành) hiện có 3 trang trại chăn nuôi với khoảng 5 nghìn con lợn mà phân lợn lại đổ trực tiếp xuống kênh thủy lợi hình thành lớp bùn dày 1m. Chưa hết, đoạn kênh An Kim thuộc sông Rế tồn tại 423 điểm xả thải với 356 điểm xả thải doanh nghiệp và 44 điểm xả thải khu dân cư, trường học.
Mới chỉ có 33/52 doanh nghiệp được phép xả thải nên các hành vi xả trộm nước thải thường xuyên xảy ra. Trong đó đã có 2 doanh nghiệp đã bị xử phạt gồm Công ty TNHH giày Phúc Đạt (xã Lê Lợi) và Công ty Hưng Thịnh Phát (xã Bắc Sơn) vì xả nước thải ô nhiễm ra kênh thủy lợi nối trực tiếp với sông Rế.
Tình trạng ô nhiễm có dấu hiệu gia tăng
Tại khu vực Nhà máy nước Vật Cách 1 và Vật Cách 2 thường xuyên bị ô nhiễm mangan. Ô nhiễm diễn ra theo mùa và theo từng thời điểm nhất định, đặc biệt mùa mưa. Bởi lẽ mùa mưa nhu cầu thoát nước từ các khu dân cư, KCN, làng nghề chậm. Mặc khác, nước thải và nước mưa hòa trộn nên tràn ra khu vực sông Rế, thẩm thấu vào nguồn nước nên rất khó kiểm soát. Chưa kể, mùa mưa thủy triều lên xuống thất thường nên việc thau rửa, vận hành gặp không ít khó khăn.
Tiếp theo, tại mương thoát nước thôn Quỳnh Hoàng, xã Nam Sơn (huyện An Dương) dài 1 km, nối vào sông Rế và cách Trạm bơm Quán Vĩnh 3,4 km về phía thượng lưu. Mương nước này tiếp nhận nước thải sinh hoạt của khu dân cư, doanh nghiệp với mức độ ô nhiễm khá cao, nước màu đen, bốc mùi hôi thối.
Kết quả phân tích mẫu nước mương Quỳnh Hoàng với các chỉ tiêu Amoni, TSS, COD, Coliform vượt tiêu chuẩn cho phép xả nước thải vào khu vực dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
Điểm ô nhiễm thứ 3 là kênh Hỗ Đông ở xã Hồng Phong cũng thuộc huyện An Dương. Tuyến kênh này dài 1,5 km chạy dọc xã Hồng Phong và Tân Tiến nối vào sông Rế tại cầu Hỗ. Cũng giống như mương Quỳnh Hoàng, kênh này tiếp nhận nước thải sinh hoạt của người dân xã Hà Đỗ, Hà Phong bị ô nhiễm, nước màu đen và mùi hôi thối vì các chất hữu cơ đang bị phân hủy.
Ngoài ra, trên lưu vực sông Rế vẫn còn hàng trăm điểm nóng ô nhiễm như KCN Tràng Duệ, các doanh nghiệp dọc QL5 cạnh kênh Kim Xá (xã Thiện); trang trại chăn nuôi xã Hồng Phong, Lê Thiện; khu tập kết rác, chăn nuôi, nước thải dân cư huyện Kim Thành,….
Khẩn trương khắc phục và nâng cao chất lượng nguồn nước sông Rế
Trước tiên phải khắc phục các khu vực ô nhiễm, triển khai các biện pháp khắc phục phù hợp nhằm đảm bảo ngăn chặn có hiệu quả nguy cơ ô nhiễm nguồn nước.
Với xu hướng gia tăng tình trạng ô nhiễm trên sông Rế, UBND thành phố chỉ đạo Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi An Hải tiến hành điều tiết, thau rửa nguồn nước. Các quận, huyện xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung bằng việc thu gom và xử lý nước thải khu dân cư. Cơ sở sản xuất xả trực tiếp vào nguồn nước. Tăng cường quy hoạch và quản lý xả thải tại KCN, CCN, làng nghề xả thải trực tiếp; phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Ngoài ra, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi An Hải đang tiến hành điều tiết nguồn nước, xây dựng đập ngăn nước không cho nước thải từ các kênh, mương nước đổ vào hệ thống sông Rế. Vì nước ở huyện Kim Thành không đảm bảo, Công ty chuyển sang lấy nước từ sông Cấm qua cống Kim Sơn. Đối với nước thải dân cư với lưu lượng lớn, Tổ chức JICA Nhật Bản vừa hỗ trợ Công ty xây dựng hoàn chỉnh các bể thu gom và xử lý nước thải công nghiệp bằng công nghệ vi sinh ở xã Tân Tiến.
Công ty cũng chủ động mua phao đề phòng xảy ra các sự cố; đồng thời lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động tại các điểm có nguy cơ ô nhiễm cao. Hệ thống quan trắc nước thải tự động giúp cơ quan chức năng theo dõi các dữ liệu, thông số liên tục và dễ dàng phát hiện các sự cố bất thường để có phương án xử lý kịp thời.