Ô nhiễm từ các cơ sở chế biến cà phê
Đã kiểm duyệt nội dung
Nước thải sơ chế và chế biến cà phê là một trong những nguồn thải khó xử lý và gây ra nhiều hậu quả đối với môi trường. Vậy mức độ gây ô nhiễm của nước thải chế biến cà phê đến mức nào, cùng công ty xử lý môi trường Hợp Nhất theo dõi thông tin dưới đây.
Những bất cập từ cơ sở chế biến cà phê
Chất thải từ quá trình chế biến cà phê thường không đảm bảo về điều kiện môi trường. Nước thải phát sinh là do chủ trang trại chưa bố trí bạt lót, không được xử lý mà xả thẳng ra ngoài môi trường.
Ở Việt Nam, quá trình chế biến cà phê chủ yếu theo phương pháp ướt. Cà phê sau khi thu hoạch sẽ được ngâm vào nước để giữ lại quả chín chìm dưới nước, còn quả xanh nổi lên trên sẽ được loại bỏ. Phần cà phê được chọn cho vào máy xát tách vỏ để lên men tự nhiên và rửa sạch lớp vỏ nhầy bên ngoài.
Giai đoạn rửa và chế biến cà phê cần khối lượng nước khá lớn, toàn bộ nước thải được thải ra ngoài hầu như chỉ được chứa trong bể hoặc ao (nếu chưa có HTXLNT). Dòng nước thải này sau một thời gian trở nên đen kịt, đóng ván và bốc mùi hôi thối.
Đa phần các cơ sở chế biến cà phê còn theo hình thức thô sơ, còn sử dụng thiết bị - máy móc lạc hậu, chưa có HTXLNT nên nguồn nước vẫn chưa đạt tiêu chuẩn quy định. Chưa kể các ao/hồ chứa nước thải còn khá sơ sài, không được lót nền chống thấm khiến một lượng lớn nước thải thấm vào mạch nước ngầm. Vào mùa mưa, khi các ao/hồ không đảm bảo nên nước thải dễ chảy tràn xung quanh tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường lớn.
Theo điều tra thì các cơ sở chế biến cà phê vẫn chưa có kế hoạch bảo vệ môi trường hay báo cáo đtm. Đầu tư xây dựng HTXLNT thường đòi hỏi nguồn kinh phí lớn chỉ các cơ sở chế biến quy mô công nghiệp mới có khả năng thực hiện. Còn với các cơ sở có quy mô nhỏ lẻ lại chưa có khả năng đầu tư thiết kế HTXLNT, chất thải.
Chế biến cà phê phát thải khí nhà kính
- Khâu tách cắt, tỉa, cây che bóng: tỉa, cắt cành quá mức sẽ giảm độ che phủ bề mặt đất gây thất thoát nước từ cây trồng. Nhưng các tàn dư thực vật, cành, lá lại phát thải khí CH4 còn nếu đốt sẽ tạo ra khí CO2. Vì thế phải cắt tỉa cành đúng kỹ thuật, loại bỏ phần sâu bệnh, tận dụng phế phẩm để ép xanh, chôn các luống nhằm tăng cường chất dinh dưỡng.
- Khâu tưới nước: khi tưới nước bắt buộc phải sử dụng năng lượng như điện, xăng dầu,.. lại phát thải khí CO2. Khi tưới quá mức gây lãng phí năng lượng và phát thải. Vì thế cần sử dụng thiết bị tưới nước có khả năng tiết kiệm nhiên liệu. Đặc biệt cần ứng dụng nguồn năng lượng tái tạo, ít phát thải khí nhà kính.
- Bón phân: việc bón phân không cân đối dễ gây phát thải khí N2O và CO2. Vì thế phải bón phân đúng lúc, đúng cách và tăng cường sử dụng phân chuồng, phân hữu cơ, vi sinh.
- Chế biến ướt: tiêu thụ nhiều điện, nước, nhiên liệu nên sẽ phát thải nhiều khí CO2, CH4 và N2O. Cần sử dụng thiết bị ít tiêu tốn năng lượng, giảm lượng nước sử dụng và tận dụng phụ phẩm để chế biến thành phân hữu cơ.
Sơ chế cà phê gắn liền với BVMT
Nhiều cơ sở chế biến tiếp tục ủ vỏ cà phê làm phân bón hữu cơ, xây rãnh thu gom rác và nước mưa bằng tấm lọc, lót đệm cát dày, đổ bê tông đáy và xây dựng hố chứa nước rỉ từ bãi chứa. Cần tập trung lập nội dung báo cáo đtm và hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải dưới sự giám sát, kiểm tra, đánh giá của cơ quan chức năng.
Các công đoạn như rang xay, trích ly, lọc, cô đặc, sấy hay phối trộn thường sử dụng nhiệt độ cao và gây ô nhiễm khói, bụi trong suốt quá trình hoạt động. Nhà xưởng trong khu vực rang xay phải được thiết kế thông thoáng, hút bụi và cần thiết phải lắp đặt các hệ thống xử lý khí thải.
Tập trung đẩy mạnh việc tuyên truyền và nâng cao nhận thức đối với các cá nhân với ý thức BVMT, tăng cường ứng dụng phương pháp canh tác để tạo ra sản phẩm cà phê chất lượng.
Để lập hồ sơ môi trường, Quý khách hàng có thể liên hệ tới Hợp Nhất để nhận hỗ trợ!