Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Ô nhiễm từ nước thải chăn nuôi heo ở Hà Nam


1576 Lượt xem - Update nội dung: 22-08-2022 09:11

Đã kiểm duyệt nội dung

Xử lý nước thải giờ đây không chỉ là vấn đề của các ngành công nghiệp mà chúng còn là mối bận tâm của các trang trại chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi heo - nguồn cung cấp thịt chính cho người tiêu dùng trong nước. Thực trạng về ô nhiễm môi trường từ ngành này đã và đang là vấn đề nóng toàn quốc để lại bài toán khó cho doanh nghiệp và các cơ quan chức năng.

ô nhiễm từ nước thải chăn nuôi heo

 

1. Hoạt động chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường

Những hộ dân tại xã Tiêu Động và xã La Sơn (huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam) phản ánh nước thải và phân lợn từ trang trại chăn nuôi của Công ty Đông Xuân và Công ty CP chăn nuôi C.P Việt Nam xả ra đồng ruộng, kênh tưới tiêu. Tình trạng hôi thối khiến người dân khó chịu, quá trình sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng do nguồn nước nhiễm bẩn. Chỉ riêng Công ty Đông Xuân có diện tích hơn 12 ha với quy mô đến 10.00 con lợn nái và lợn thịt.

Theo ghi nhận, mùi hôi thối nồng nặc từ 2 công ty này khiến sức khỏe của người dân bị ảnh hưởng không nhỏ. Phân lợn và nước thải vệ sinh chuồng trại được công ty Đông Xuân dùng máy bơm để bơm thẳng ra khu vực cánh đồng. Trong khi đó, Công ty C.P lại dẫn nước thải ra kênh nội bộ phía ngoài. Vì thế con kênh này luôn trong tình trạng nước đen kịt, đục ngầu, bốc mùi hôi thối. Từ đó, nguồn nước này chảy thẳng ra kênh TH3, sông Đáy và có thể chảy đến nhà máy sản xuất nước sạch.

Nhiều năm qua người dân thôn Viên Tu và thôn Tiên Quán (xã La Sơn) phải sống trong cảnh mùi hôi thối của phân lợn. Về tới nhà là phải đóng chặt cửa để ngăn mùi hôi. Những ngày nắng nóng, mùi hôi lại càng trở nên nồng nặc, trẻ em và người già trong thôn lại thường xuyên bị ốm do sống chung với không khí ô nhiễm.

Theo UBND xã tiêu Động xác nhận Công ty Đông Xuân có gây ô nhiễm môi trường giống như phản ánh của người dân. Theo đó, Cảnh sát môi trường đã tiến hành kiểm tra và xử phạt công ty 200 triệu đồng do xả thải gây ô nhiễm. Trước những hành động quyết liệt phản đối từ phía người dân và chính quyền địa phương, công ty này có sự thay đổi tích cực hơn như đầu tư máy ép phân khô để bán cho các cơ sở trồng trọt.

2 trại chăn nuôi dừng chăn nuôi từ tháng 10/2019 để nâng cấp và sửa chữa hệ thống Biogas xử lý nước thải chăn nuôi heo. Các công trình khác cũng được nâng cấp để trang trại chăn nuôi có tiêu chuẩn cao hơn. Công ty đã tiến hành đánh giá các hạng mục BVMT từ ngày 31/04 – 15/04/2020 để theo dõi quy trình xử lý nước thải ô nhiễm. Chỉ mới hoàn thành khoảng 25% khối lượng công trình nhưng Công ty Đông Xuân đưa ra thời gian hoàn thành và nghiệm thu trước ngày 22/04/2020.

Mặc khác, bà Huệ Giám đốc của Công ty Đông Xuân đã cho hút, nạo vét phân dưới kênh TH3 để đổ lên cánh đồng trống. Tuy nhiên liệu hành động này có thực sự bảo vệ môi trường hay lại tiếp tục gây ô nhiễm đất, nguồn nước và ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của người dân. Tuy nhiên sau một thời gian, các công ty này vẫn xả thải và gây ô nhiễm trở lại. Những hình ảnh mới từ kênh TH3 chứa đầy phân, bốc mùi hôi thối.

2. Các trang trại chăn nuôi bức tử môi trường như thế nào?

Đó là trường hợp của trang trại nuôi lợn của ông Trần Quốc Cường và Trần Quốc Hùng (xã Tràng An, huyện Lục Bình) và trang trại của Công ty TNHH Thắng Linh. Các trang trại này hầu như đều chăn nuôi gia công cho Công ty C.P có hoạt động xả nước thải, phân lợn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Ô nhiễm từ trang trại chăn nuôi heo

Nước thải của trang trại ông Trần Quốc Cường và Trần Quốc Hùng chảy thẳng ra kênh BH5 và đổ thẳng ra sông Châu Giang. Khu vực bị ô nhiễm nhất là người dân sống khu vực thôn An Hòa và xóm Hoàng chịu ảnh hưởng lớn nhất. Mỗi khi có gió Đông, trường tiểu học, trung học, UBND xã đều không chịu được mùi hôi thối từ chất thải nuôi lợn mà đóng cửa cả ngày.

Nghiêm trọng nhất là sông Châu Giang nơi có nhà máy sản xuất nước sạch đang hoạt động. Nếu không kịp thời xử lý nước thải ô nhiễm này sẽ đe dọa đến việc cung cấp nguồn nước sạch phục vụ cuộc sống của người dân địa phương.

Theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT, trang trại chăn nuôi phải cách khu dân cư ít nhất 500m. Thế nhưng theo ghi nhận, Công ty TNHH Thắng Linh chỉ cách khu dân cư chưa đến 100m. Trang trại này có nhiều hồ chứa phân lợn, có hồ nằm sát sông Châu Giang, hồ thì nằm sát đường đi của người dân. Vì thế người dân có thể dễ dàng bắt gặp phân lợn mọi lúc, ngày nắng nóng, mùi hôi bốc lên không khỏi khiến nhiều người e ngại khi đi qua khu vực này.

Công ty Thắng Linh đã đặt ngầm cống xả thải từ hồ chứa phân xả thẳng ra sông Châu Giang mà chưa qua bất kỳ giai đoạn xử lý nào. Từ miệng cống, phân lợn tràn ngập trên bờ, xuất hiện dưới sông và chảy về phía hạ nguồn. Ngay sát trang trại này là Nhà máy nước sạch Mỹ Đà, cung cấp nước cho hơn 20.000 hộ dân xã An Ninh, An Nội và Vũ Bản sử dụng.

Nếu chính quyền địa phương không sớm xử lý môi trường dứt điểm tình trạng trên, nguồn nước sạch của người dân cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(15:46 15-10-2024)
Nâng cấp cải tạo hệ thống xử lý nước thải là việc làm cần thiết đối với những hệ thống đã hoạt động lâu ...
(15:33 15-10-2024)
Xử lý nước thải tại các trung tâm thương mại, mua sắm cần được xử lý trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Hệ ...
(12:01 15-10-2024)
Xử lý nước thải sản xuất dầu ăn bằng phương pháp nhân tạo giúp tăng quá trình phân hủy chất hữu cơ từ vi sinh ...
(10:48 15-10-2024)
Trên đây là một số thông tin về đặc điểm và quy trình xử lý khí thải sản xuất linh kiện điện tử tại một nhà ...
(09:36 15-10-2024)
Vi khuẩn kỵ khí bao gồm vi khuẩn, vi rút, nấm, tải, động vật nguyên sinh, trong đó vi khuẩn là phổ biến nhất.
(11:49 14-10-2024)
Trào lưu “xé túi mù” cũng góp phần vào tình trạng ô nhiễm môi trường khi rác thải từ nó là những chiếc túi, bao ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768