Phát triển các ứng dụng công nghệ tuyển nổi
Đã kiểm duyệt nội dung
Nước cần thiết trong quá trình sản xuất như làm dung môi để tạo ra vật liệu. Vì thế nước thải được tuần hoàn và tái sử dụng vì lý do kinh tế và môi trường. Dầu mỡ, chất rắn, hạt lơ lửng, chất hữu cơ hòa tan cần tách riêng để cung cấp nguồn nước tốt nhất. Việc thu hồi sản phẩm có giá trị từ nước thải cũng khá hay, nhưng phải ngăn ngừa sự tắc nghẽn, ăn mòn cho các đường ống, thiết bị liên quan khác nhằm tăng tính tin cậy cần giải pháp tốt hơn. Và công nghệ tuyển nổi không khí hòa tan (DAF) là quá trình làm sạch thay thế lý tưởng để xử lý nước thải chứa các chất có trọng lượng nhẹ, tính kỵ nước mà thiết bị lọc/lắng thông thường không thể loại bỏ.
1. Các giai đoạn phát triển của DAF
- Năm 1920: là hệ thống ra đời lần đầu tiên và vẫn đang được sử dụng. Các bể tuyển nổi này có đặc tính nông và hẹp nhưng khá dài. Tốc độ dòng chảy từ 2 – 3 m/h, lớp bọt siêu nhỏ hình thành bên dưới bề mặt giữa lớp bùn và nước chảy theo chiều ngang.
- Năm 1960: thế hệ thứ 2 được áp dụng rộng rãi. Bể có hình vuông, khá sâu. Tốc độ dòng chảy từ 5 – 7 m/h hoặc lớn nhất 10 m/h. Bên dưới lớp bùn khô có lớp bọt vi sinh khá dày, chúng sẽ trở nên mỏng hơn khi di chuyển dần về cuối bể. Bên cạnh đó còn có các bể hình tròn hoạt động dựa trên nguyên tắc thủy lực như các bể chứa hình chữ nhật.
- Thế hệ bể tuyển nổi thứ ba được phát minh vào cuối năm 1960. Đó là sự kết hợp giữa tuyển nổi và lọc cát nhanh diễn ra trong cùng một bể. Quy trình tuyển nổi diễn ra ở phần trên và bộ lọc đặt ở phần dưới của bể. Hướng dòng nước di chuyển theo phương thẳng đứng về phía bộ lọc tầng sâu. Tốc độ dòng chảy từ 10 – 15 m/h.
- Cuối năm 1990: hệ thống DAF mới ra đời dựa trên ý tưởng bộ lọc tuyển nổi bằng cách thay thế lớp lọc ở đáy bể bằng tấm cứng, mỏng với nhiều lỗ tròn. Tấm này có lực cản dòng chảy thấp hơn so với bộ lọc cát. Bể có dạng hình vuông và độ sâu nhất định tốc độ dòng chảy bên trong thiết bị khá nhanh từ 25 – 40 m/h, thậm chí có thể đạt 60 m/h. Ưu điểm của hệ thống này có thể vận hành trong điều kiện dòng chảy hỗn loạn, không gây ra tắc nghẽn màng do chất rắn tích tụ. Đồng thời lớp bọt vi sinh sẽ liên tục được tái sinh trong bể. Nhờ thiết bị này mà việc loại bỏ chất rắn lơ lửng diễn ra nhanh hơn, hiệu quả hơn.
2. Tuyển nổi ứng dụng trong XLNT như thế nào?
DAF được biết đến như quá trình phân tách dựa vào việc dùng bong bóng khí làm phương tiện vận chuyển trong môi trường nước thải. Những hạt chất rắn lơ lửng, kỵ nước gắn vào bong bóng khí, dịch chuyển lên trên, trái hướng với trọng lực. Và tuyển nổi điện được dùng phổ biến nhất như tuyển nổi không khí hòa tan. Vì thế mà hiện nay, thiết bị này chuyên dùng để xử lý nước thải nhiễm dầu mỡ, dầu nhớt, kim loại nặng, nước thải chứa nồng độ chất rắn cao.
Mặc dù DAF có khả năng làm sạch nước uống vào cuối những năm 1960 nhưng chưa được nhiều chuyên gia tin tưởng. Nhưng đối với lĩnh vực XLNT thì DAF là quy trình xử lý khá lý tưởng trong việc làm sạch chất ô nhiễm từ nước thải công nghiệp. Một số ưu điểm chính của DAF gồm hiệu suất tốt loại bỏ hạt nhẹ, khó lắng.
DAF cũng chứng minh khả năng đạt được độ đục ngưỡng thấp nhất so với hệ thống lắng thông thường. Nó hoàn toàn không nhạy cảm với nhiệt độ, không cần tạo bông nặng nên giảm được liều lượng chất hóa học với thời gian keo tụ thấp hơn. Đồng thời, quá trình này cũng có thể hoạt động ở tốc độ tải bề mặt cao hơn nhiều so với quá trình lắng cặn.
Như vậy việc lựa chọn thiết bị DAF cho các cơ sở XLNT của bạn sẽ giúp tiết kiệm chi phí đầu tư, giảm đến 30% lượng hóa chất sử dụng, khả năng làm sạch nước thải cao, không yêu cầu không gian lớn.
Nếu bạn cần tư vấn thiết kế hệ thống XLNT tích hợp công nghệ tuyển nổi nhằm tăng hiệu quả cũng như tạo ra nguồn nước chất lượng thì hãy gọi ngay Hotline: 0938.857.768 để Công ty xử lý môi trường Hợp Nhất sẵn sàng hỗ trợ bạn miễn phí và đầy đủ nhất.