Phát triển một kinh tế xanh quy mô toàn cầu
Đã kiểm duyệt nội dung
Làm sao để tiến tới một nền kinh tế xanh theo định hướng phát triển bền vững trên quy mô toàn cầu? Giải pháp nào để thực hiện kế hoạch này đối với nền công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ?
Cùng công ty xử lý nước thải Hợp Nhất tìm hiểu chi tiết về ý tưởng này!
Ý tưởng phát triển nền kinh tế xanh
Nền kinh tế xanh không còn xa lạ đối với bất kỳ quốc gia nào, đây là mô hình giúp giảm thiểu những rủi ro và mang đến nhiều phúc lợi cho con người và xã hội. Bản chất của phát triển nền kinh tế xanh thực chất đều xuất phát từ những lợi ích của con người, công bằng xã hội, hạn chế tối đa những tác động xấu đến môi trường và cân bằng hệ sinh thái tự nhiên.
Chu trình vận động của kinh tế xanh chủ yếu hướng đến giảm phát thải, sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên, năng lượng. Thông qua đó, sự tăng trưởng về thu nhập, tạo nhiều cơ hội việc làm mở ra một giai đoạn hoạt động mới theo hướng giảm phát thải CO2, ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học và cũng như kiến tạo nên những giá trị sống mới thân thiện với môi trường hơn.
Ý tưởng phát triển về một nền kinh tế xanh ra đời nhằm thỏa mãn nhu cầu tăng trưởng nền kinh tế vừa giải quyết được các vấn đề liên quan đến xử lý môi trường. Nhiều nghiên cứu ra đời thống nhất quan điểm, xu hướng phát triển mới tập trung ở 3 lĩnh vực chính gồm công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ.
Xu hướng phát triển nền công nghiệp xanh
Hiện nay ngành công nghiệp chủ yếu tập trung phát triển vào 2 mục tiêu chính gồm giảm phát thải khí CO2, hóa chất độc hại từ các khu công nghiệp, khu chế xuất và nghiên cứu phát triển nguồn năng lượng mới, máy móc thiết bị thân thiện với môi trường.
Tập trung ứng dụng năng lượng sạch trong các ngành công nghiệp
Năng lượng sạch luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các ngành công nghiệp sản xuất hiện nay như năng lượng mặt trời, năng lượng sinh học được các nước phát triển đặc biệt quan tâm.
Ngoài ra các nước cũng tập trung ứng dụng nhiên liệu biogas vì đây là nguồn nhiên liệu tái tạo từ các chất hữu cơ, chất thải chăn nuôi, bùn thải có thể thay thế điện hoặc các nhiên liệu đốt khác để vận hành máy móc, dây chuyền sản xuất mà không làm ô nhiễm môi trường. Nhờ vậy mà các ngành công nghiệp giảm dần sự phụ thuộc vào các nhiên liệu hóa thạch gây hại đến môi trường.
Trong những nước ứng dụng xu hướng phát triển công nghiệp xanh, Nhật Bản là quốc gia thành công nhất hiện nay. Từ năm 2003, quốc gia này triển khai thực hiện dự án phát triển đô thị sinh khối. Cho đến 10 năm sau, vào năm 2015, Nhật Bản đã có 216 đô thị đạt danh hiệu này.
Còn ở Đức, chính phủ xây dựng mạng lưới điện quốc gia có sử dụng năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, thủy điện, sinh khối và địa nhiệt). Một số nước khác nghiên cứu dầu sinh học phát triển biodiesel, nó là giải pháp thay thế dầu diesel trong vận hành máy móc, dây chuyền sản xuất.
Tập trung sử dụng máy móc, thiết bị thân thiện với môi trường
Khi những quy định ngày càng khắt khe về khí thải công nghiệp thì vấn đề tiết kiệm năng lượng bảo vệ môi trường ngày càng được quan tâm. Đặc biệt là ngành sản xuất ô tô làm thế nào để sản xuất động cơ giá rẻ, tiết kiệm năng lượng, nhiên liệu mà vừa không gây ô nhiễm môi trường nhưng vẫn đảm bảo việc vận hành ổn định.
Mặc dù động cơ chạy bằng năng lượng mặt trời được phát minh nhưng khả năng ứng dụng của nó lại khá khó khăn. Và từ khi động cơ hybrid ra đời mang lại nhiều giá trị mới. Những chiếc xe chạy bằng năng lượng hybrid gồm 2 động cơ kết hợp gồm động cơ đốt trong chạy bằng xăng hoặc diesel và động cơ còn lại hoạt động nhờ năng lượng điện tái tạo.
Xu hướng phát triển nền nông nghiệp xanh
Cũng giống như công nghiệp, ngành nông nghiệp cũng tạo điều kiện phát triển hệ sinh thái, gắn kết nếp sống văn hóa giữa con người với tự nhiên, giữa người với người. Đó cũng là động lực để phát triển nông nghiệp xanh ngăn chặn ô nhiễm môi trường và giảm hiệu ứng nhà kính. Khi nền nông nghiệp xanh được phát triển, con người là đối tượng hưởng lợi nhiều nhất. Khi đó năng suất cây trồng tăng, chất lượng vật nuôi cao, đảm bảo các giá trị xanh an toàn với con người.
Nhiều giải pháp nông nghiệp xanh ra đời như công nghệ sinh học, phân bón sinh học, ứng dụng cải tiến trong canh tác, chọn giống, kỹ thuật thâm canh trở thành những xu hướng phát triển tất yếu.
Trong đó, người ta thường dành sự quan tâm lớn đến nhiên liệu sinh học trong bảo vệ môi trường vì chúng sẽ thay thế các nguồn nhiên liệu hóa thạch trong tương lai. Loại nhiên liệu này được sản xuất từ các nhà máy dầu như hướng dương, đậu tương, mỡ động vật.
Xu hướng phát triển xanh trong ngành dịch vụ
Nhiều quốc gia trên thế giới tập trung triển khai nhiều loại hình dịch vụ gắn liền với bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Đặc biệt, du lịch xanh đã và đang phát triển mạnh mẽ theo hướng tích cực bằng cách xây dựng nhiều hoạt động thân thiện với môi trường.
Do đó mà ngành du lịch ngày càng có nhiều chương trình xanh nhằm đi kịp với xu hướng phát triển bền vững. Hiện nay, ngành du lịch đang thực hiện mục tiêu kết hợp phát triển xanh gắn liền với việc bảo tồn đa dạng sinh học, cân bằng hệ sinh thái tự nhiên.
Ở Việt Nam, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp ngày càng chú trọng đến việc phát triển ít phát thải vào môi trường, tập trung xây dựng nền kinh tế toàn diện, hướng tới sự phát triển bền vững hài hòa với sự tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh và BVMT tối ưu.
Xem thêm bài viết về dịch vụ tư vấn môi trường của Hợp Nhất!