Phục hồi nền kinh tế xanh hậu đại dịch Covid-19
Đã kiểm duyệt nội dung
Các quốc gia trên thế giới và cả Việt Nam đang hướng đến phát triển nền kinh tế không cacbon và phục hồi xanh để vực dậy nền kinh tế sau đại dịch Covid-19. Cùng moitruonghopnhat.com tìm hiểu chi tiết về vấn đề này!
Nhiều quốc gia tiến hành phục hồi xanh môi trường – kinh tế
Đại dịch Covid-19 trên toàn cầu làm ngưng trệ tiến trình phát triển kinh tế không chỉ gây thiệt hại về người mà còn làm thất thoát giá trị kinh tế khiến nhiều ngành/lĩnh phá sản và đóng cửa. Không thể vực dậy từ đại khủng hoảng này, đây là cơ hội để xóa bỏ các mô hình phát triển cũ, truyền thống và không hiệu quả tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh tái cấu trúc nền kinh tế thị trường.
Nhiều quốc gia đã đưa ra nhiều sáng kiến đi theo hướng phát triển nền kinh tế xanh – phục hồi xanh với mục đích giảm phát thải khí nhà kính và BVMT. Ở Đức chi gần 40 tỷ Euro kích thích khôi phục kinh tế và gần 1/3 tổng giá trị đầu tư cho các vấn đề về khí hậu.
Ở Tây Ban Nha thực hiện mục tiêu phi cacbon hóa đến năm 2050 và sửa đổi Dự thảo Biến đổi khí hậu và Chuyển dịch năng lượng. Còn ở Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc xây dựng kế hoạch không phát thải và sáng kiến Thỏa thuận Xanh để nâng cao giảm phát thải khí nhà kính.
Việt Nam và những nỗ lực vực dậy từ Covid-19
So với các nước trên thế giới, Việt Nam vẫn có mức tăng trưởng dương vì không bị tác động nhiều từ dịch bệnh. Tuy nhiên, mức tăng trưởng này vẫn ở mức còn hạn chế. Do đó, thời điểm này Việt Nam có thể nắm bắt cơ hội tăng trưởng và phục hồi bằng cách đầu tư nhiều hơn vào phục hồi xanh. Nước ta vẫn là quốc gia chịu tác động nặng nề từ biến đổi khí hậu, vì thế nếu có bước đi đúng đắn thì nền kinh tế có bước chuyển biến lớn và tăng trưởng hơn.
Quá trình hồi phục kinh tế thúc đẩy nước ta có nhiều cơ hội hợp tác cùng nhiều quốc gia trên thế giới. Với các vấn đề nhạy cảm liên quan đến môi trường trong thời gian qua, dự kiến các mối quan hệ hợp tác thường sẽ hướng đến vấn đề BVMT và giảm phát thải khí nhà kính.
Có thể kể đến, Việt Nam và Đức hiện có nhiều dự án phát triển hệ thống năng lượng bền vững, phát triển năng lượng tái tạo và BĐKH trong tương lai. Thông qua đó sẽ sàng lọc và lựa chọn nhà đầu tư phát triển dựa trên các tiêu chí môi trường.
Và để đẩy lùi những mô hình không còn hiệu quả, vừa qua, chính phủ thông qua dự thảo luật sửa đổi với nhiều điểm mới phù hợp với tiến trình, hội nhập liên quan đến chủ đề không đánh đổi môi trường để tăng trưởng kinh tế.
Dự thảo sửa đổi, bổ sung hàng loạt quy định mới có liên quan đến trách nhiệm của doanh nghiệp đến môi trường, thay đổi theo hướng đi mới, bãi bỏ nhiều điểm còn chồng chéo chưa hiệu quả. Trong đó nhấn mạnh đến hồ sơ môi trường cho doanh nghiệp như lập đánh giá tác động môi trường, giấy phép xả thải, kế hoạch BVMT một cách khoa học và chặt chẽ hơn.
Làm thế nào để thực hiện Thỏa thuận Paris hiệu quả hơn?
- Đến năm 2030 cần giảm sản xuất điện than và ngành điện phải cam kết không phát thải cacbon vào năm 2050. Chủ yếu tập trung đầu tư vào lĩnh vực với khả năng giảm phát thải như sản xuất điện, giao thông vận tải, công nghiệp năng lượng xanh.
- Xây dựng nhiều giải pháp, nhiên liệu mới không cacbon và điện khí hóa ngành năng lượng không phát thải khí nhà kính.
- Khuyến khích chuyển dịch năng lượng, chuyển đổi sang nguồn điện sạch hơn, tận dụng giải pháp thiên nhiên.
- Cần giảm đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch và tăng đầu tư vào hoạt động giảm thiểu, thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Xây dựng cơ chế chuyển dịch và đẩy mạnh phi cacbon ngành năng lượng, sử dụng năng lượng sạch và năng lượng tái tạo ưu tiên phát triển nền kinh tế bền vững với khả năng phục hồi cao hơn.
- Việt Nam cần tổ chức nhiều chương trình liên quan đến môi trường, chống ô nhiễm nước, không khí ở nhiều đô thị, thành phố với nhiều quy trình xử lý nước thải, khí thải, chất thải hợp lý.