Phương án xử lý tình trạng ô nhiễm tại sông Cầu
Đã kiểm duyệt nội dung
Sông Cầu – “điểm nóng” về ô nhiễm môi trường là vấn nạn của nhiều khu vực, địa phương xảy ra trong nhiều năm qua mà vẫn chưa có biện pháp khắc phục hoàn toàn. Vậy các tỉnh đã đối phó với thực trạng này như thế nào? Mời các bạn theo dõi bài viết của công ty môi trường Hợp Nhất dưới đây nhé!
Vì sao sông Cầu bị ô nhiễm?
Sông Cầu tiếp nhận nước thải tử sông Ngũ Huyện Khê chảy vào nên bị ô nhiễm diễn ra trong nhiều năm qua. Hầu hết nước thải chủ yếu bắt nguồn từ các cơ sở sản xuất, nhất là nước thải từ nhà máy giấy Phú Lâm (CCN Phú Lâm) và làng nghề tái chế giấy Phong Khê (CCN Phong Khê). Nguyên nhân là do họ chưa chú trọng công tác xử lý nước thải giấy cơ bản trước khi thải ra ngoài môi trường.
Theo khảo sát, các làng nghề tái chế giấy vẫn chưa xây dựng hệ thống cống thải xử lý nước màu và mùi khó chịu đổ thẳng ra sông Ngũ Huyện Khê. Hiện nay phường Phong Khê có đến 245 cơ sở sản xuất giấy, tổng lượng nước thải phát sinh 10.000 m3/ngày đêm nhưng hệ thống xử lý nước thải tập trung chỉ đạt công suất 3.000 m3/ngày đêm.
Nước sông Cầu ngày càng ô nhiễm, mùi hôi thối xộc thẳng vào nhà dân. Người lớn và trẻ nhỏ thường xuyên mắc các bệnh đường hô hấp như khó thở, lo âu. Nguồn nước này người dân không còn sử dụng để sinh hoạt, tắm giặt hay tưới tiêu cho cây trồng như trước.
Vì thế mà lưu vực sông Cầu giáp với Bắc Giang và Bắc Ninh đều bị ảnh hưởng nặng nề. Khu vực này chất lượng nước ở mức trung bình, nước chỉ đáp ứng cho giao thông đường thủy do chịu tác động từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp và làng nghề.
Từ năm 2018 – 7/2019, lưu vực sông Cầu xuất hiện nhiều điểm nóng ô nhiễm, trong đó có suối Bóng Tối, ô nhiễm chủ yếu do các hoạt động dân sinh (chủ yếu nước thải sinh hoạt tỉnh Thái Nguyên).
Chung tay bảo vệ nguồn nước sông Cầu ở Thái Nguyên
Trước thực trạng ô nhiễm nguồn nước sông Cầu, tỉnh Thái Nguyên thắt chặt việc quản lý đổ chất thải ra môi trường. Các hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản trái phép diễn ra ồ ạt làm thay đổi lưu vực sông, sạt lở, bờ sông, làm mất trật tự an ninh địa phương, lãng phí tài nguyên tác động trực tiếp đến đời sống người dân.
Tỉnh Thái Nguyên cũng tiến hành xây dựng và triển khai nhiều dự án quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản bằng cách rà soát, thực hiện giấy phép khai thác mỏ đối với dự án có đủ năng lực. Nhờ xây dựng kế hoạch khai thác hợp lý góp phần mang lại hiệu quả bất ngờ giúp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên đáng kể, sử dụng khoáng sản và nâng cao ý thức BVMT cho doanh nghiệp.
Các cấp, chính quyền địa phương cũng tăng cường công tác thanh, kiểm tra và giám sát các hoạt động khai thác, xả thải của doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản và sản xuất công nghiệp. Đối với các trường hợp vi phạm sẽ bị xử phạt vì cố ý khai thác khoáng sản ảnh hưởng đến chất lượng sông Cầu.
UBND tỉnh còn ra sức kêu gọi đầu tư, trích ngân sách xây dựng trạm quan trắc nước tự động tại nhiều khu vực ô nhiễm như cửa xả thải hoặc các đoạn suối chảy ra sông Cầu. Tất cả các doanh nghiệp hoạt động trên lưu vực sông phải ký bản kế hoạch bảo vệ môi trường để theo dõi, phân tích kết quả nước thải bằng hệ thống truyền dữ liệu tự động để phát hiện sự cố gây ô nhiễm môi trường.
Ngoài ra họ còn giám sát và quản lý nước thải cả Công ty CP Gang thép Thái Nguyên, Công ty TNHH Khai thác và Chế biến khoáng sản Núi Pháp tập trung kiểm soát hiệu quả, thu gom và xử lý nước thải khu công nghiệp trước khi thải ra sông Cầu.
Trường hợp nước thải chăn nuôi, nước thải sinh hoạt tại các khu dân cư, đô thị đã được đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải đảm bảo nguồn nước đạt chuẩn của Bộ TNMT. Để duy trì công tác BVMT, Sở TNMT tỉnh Thái Nguyên cho vận hành nhiều trạm quan trắc nước mặt tự động trên khu vực sông Cầu.
Với những hiệu quả mà tỉnh Thái Nguyên đã đạt được, tỉnh Bắc Cạn cũng đẩy mạnh nhiều giải pháp, biện pháp nỗ lực trong công tác BVMT, đặc biệt là khu vực sông Cầu. Điểm tích cực nhất là diện tích che phủ rừng ở đây không ngừng tăng lên. Hiện nay với 72% diện tích rừng góp phân quan trọng trong việc cải tạo hệ sinh thái, điều hòa khí hậu, chống sạt lở và tạo dòng chảy ổn định trên đầu nguồn sông Cầu.
UBND tỉnh Bắc Cạn cũng tập trung đẩy mạnh quản lý tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản, kiểm soát hoạt động sản xuất công nghiệp xả thải gây ô nhiễm.