Phương pháp đông tụ và khử trùng nước thải
Đã kiểm duyệt nội dung
Trong các quy trình xử lý nước thải đều quan trọng vì nó cho kết quả xử lý như mong muốn. Trong đó có xử lý sơ cấp và xử lý cấp 3. Sơ cấp làm giảm hàm lượng chất rắn đến mức độ cho phép. Nếu không có giai đoạn này thì các giai đoạn xử lý tiếp theo sẽ kém hiệu quả hơn.
Còn xử lý bậc 3 giúp loại bỏ VSV có hại, hoặc vô hiệu hóa khả năng hoạt động của nó. Các phương pháp xử lý lần lượt là đông tụ và khử trùng, mỗi quá trình sẽ có thông số kỹ thuật hoặc chi phí xử lý khác nhau. Nhưng mỗi cách sẽ có những lợi ích và bất lợi riêng. Để tìm hiểu kỹ hơn, cùng Công ty môi trường Hợp Nhất tìm hiểu vấn đề này nhé!
Đối với đông tụ
Đông tụ hóa học
Ưu điểm:
- Bổ sung thêm một số hóa chất để trung hòa điện tích như alumina, vôi,…
- Người ta còn dùng polyme để làm chất hỗ trợ cho việc kết tụ chất rắn.
- Tăng thời gian cần thiết để hạt chất rắn lắng xuống nên giảm thời gian lưu giữ nước trong quy trình XLNT.
- Hỗ trợ lắng nhiều hạt keo mịn hơn hoặc loại bỏ nhiều chất ô nhiễm vì chúng thường không thể tự lắng.
Nhược điểm:
- Việc thêm hóa chất bắt buộc phải được cân nhắc về liều lượng để xử lý đúng cách. Liều dùng phải điều chỉnh liên tục phù hợp với nhiều thành phần khác nhau của nguồn thải.
- Tạo ra lượng bùn lớn sau xử lý. Khối lượng và độc tính của nó làm tăng chi phí vì chúng rất khó để xử lý.
Xem thêm bài viết về cách khử trùng nước thải bằng Clo và ozon!
Đông tụ điện hóa
Ưu điểm:
- EC là giai đoạn xử lý tối ưu với sự tham gia của vật liệu nhôm và sắt.
- Hệ thống dễ giám sát và bảo trì vì cần ít bộ phận chuyển động.
- Việc không dùng hóa chất khiến nó phát sinh lượng bùn thải thấp nên giảm được chi phí xử lý bùn thải.
- Lượng bùn này không nguy hiểm, dễ khử nước và ít tốn kém khi thải bỏ hơn.
Nhược điểm:
- Yêu cầu bổ sung axit hoặc bazo để điều chỉnh pH.
- Các điện cực của nó dễ ăn mòn theo thời gian nên phải thay thế thường xuyên.
- Cần nguồn điện tương đối lớn để vận hành hệ thống. Do đó mà chi phí năng lượng thường rất lớn.
Đối với khử trùng
Khử trùng bằng clo
Ưu điểm:
- Người ta thường dùng clo để khử trùng vì nó giết chết VSV bằng quá trình oxy hóa, nó xâm nhập vào bề mặt mầm bệnh và tương tác với enzym, protein nội bào khiến VSV chết hoặc không sinh sản được.
- Clo tương đối rẻ, nguồn sẵn có dồi dào.
- Nó là chất oxy hóa mạnh, hiệu quả để loại bỏ nguồn VSV gây hại lớn trong thời gian nhất định.
Nhược điểm:
- Clo dễ bay hơi và tạo ra nhiều sản phẩm phụ sau khi khử trùng có hại cho người và động thực vật.
- Clo đòi hỏi phải xử lý cẩn thận khi vận chuyển, cất giữ và sử dụng an toàn.
- Mặc dù nó khá hiệu quả để loại bỏ VSV nhưng nhiều loại lại không bị clo tác dụng chẳng hạn như virut, giardia lamblia và crytosporidium.
Khử trùng bằng tia cực tím
Ưu điểm:
- Được ưa chuộng vì chúng không dùng hóa chất nhưng vẫn phá vỡ liên kết của tế bào vi sinh.
- Chủ yếu xử lý bằng phương pháp vật lý, không dùng hóa chất độc hại khi xử lý.
- Không hình thành sản phẩm phụ, hiệu quả chống lại vi khuẩn, vi rút, tế bào với thời gian tiếp xúc ngắn hơn so với các phương pháp XLNT cấp 3 khác.
Nhược điểm:
- Chủ yếu dùng ánh sáng, khi nồng độ TSS quá cao sẽ làm dung dịch xử lý kém hiệu quả vì ngăn cản đường truyền của ánh sáng.
- Ở liều thấp, tia UV không có hiệu quả đối với nhiều vi rút, tế bào và VSV gây hại nên chúng cần thời gian tiếp xúc lâu hơn.
Mỗi quá trình XLNT sẽ có những yêu cầu khác nhau để xử lý. Việc hiểu rõ bản chất và đặc trưng từng quy trình sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiều chi phí và thời gian xử lý. Để tìm hiểu thêm nhiều cách xử lý nước thải khác hiệu quả hơn, Quý KH hãy liên hệ ngay với Hợp Nhất qua Hotlie 0938.857.768.