Phương pháp hấp phụ và ngưng tụ trong XLKT
Đã kiểm duyệt nội dung
Trong thời kì công nghệ khoa học, có rất nhiều cách để xử lý khí thải đạt chuẩn xả thải mà chúng ta có thể kể đến: thiêu đốt, hấp thụ, lọc sinh học, tháp xử lý khí thải,...đây là những phương pháp đã được công ty xử lý khí thải - Môi trường Hợp Nhất đã giới thiệu và chia sẻ chi tiết ở những bài viết trước đó.
Ở bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập chi tiết thêm cho bạn đọc và Quý khách hàng thêm 2 phương pháp xử lý khí thải nữa là phương pháp hấp phụ và ngưng tụ.
Phương pháp hấp phụ trong xử lý khí thải
Trong phương pháp hấp phụ, chất khí phản ứng với chất rắn hấp phụ. Phản ứng xảy ra khi các phân tử, nguyên tử tiếp xúc với bề mặt chất rắn, bố trí trong thiết bị. Quá trình hấp phụ có thể là quá trình vật lý hoặc hóa học.
Hiệu quả hấp phụ tùy thuộc vào nhiều yếu tố:
- Sự hấp phụ lý tính sẽ xảy ra dưới nhiệt độ thích hơp và trong một điều kiện áp suất nhất định.
- Sự hấp phụ hoá học chỉ xảy ra nếu hơi khí có khả năng tạo thành sự liên kết hoá học với bề mặt.
Hiệu quả của xử lý khí thải bằng phương pháp hấp phụ bị phụ thuộc nhiều vào diện tích bề mặt của pha rắn và khả năng hấp phụ của chất hấp phụ được chọn.
Xem thêm về cách xử lý khí thải lò hơi.
Chất hấp phụ phải đáp ứng những yêu cầu sau:
- Có khả năng hấp phụ lớn.
- Không tác dụng hóa học với các thành phần khí riêng biệt có trong khí thải.
- Có tính lựa chọn cao.
- Độ bền cơ học cao, đặc biệt khi sử dụng những thiết bị hoạt động liên tục.
- Có khả năng hoàn nguyên.
- Giá thành thấp.
Việc tách một phân tử được hấp phụ về mặt vật lý có thể thực hiện được khi giảm áp suất và giữ nhiệt độ giống như nhiệt độ lúc hấp phụ. Còn việc tách chất hấp phụ hóa học thì khó khăn hơn nhiều.
Thiết bị hấp phụ lớp mỏng
Loại này dùng làm chất hấp phụ với một lớp có chiều dày khoảng 1,3 cm. Với bề dày như vậy sẽ tiết kiệm diện tích vì trở lực nhỏ. Loại này thường được dùng để lọc tinh không khí sạch cho hệ thống cấp không khí.
Thiết bị hấp phụ lớp dày
Loại này sử dụng lớp than hoạt tính có bề dày > 1,3 cm để làm lớp hấp phụ.
Phạm vi sử dụng thiết bị hấp phụ
Thiết bị hấp phụ được sử dụng trong nhiều trường hợp như tái sinh methyl chlorofom từ thiết bị làm màng thuộc phim ảnh, tái sinh hơi cồn từ kho chứa rượu, lọc sạch khí thải lò đốt...
Phương pháp ngưng tụ trong xử lý khí thải
Các chất dung môi hữu cơ hay hơi thải vào không khí như xăng, dầu, axeton, toluen, xylen,.... có thể thu hồi bằng phương pháp ngưng tụ. Phương pháp ngưng tụ phổ biến nhất là phương pháp làm giảm nhiệt độ (làm lạnh). Các chất hữu cơ bay hơi được làm lạnh đến điểm sương, bị ngưng tụ và tách khỏi dòng khí thải. Có thể làm lạnh trực tiếp hay làm lạnh gián tiếp
- Phương pháp trực tiếp là dùng tác nhân lạnh trực tiếp tiếp xúc với khí thải, gây hiệu ứng ngưng tụ các chất ô nhiễm độc hại, sau đó tách khí độc hại đã ngưng tụ ra khỏi tác nhân làm lạnh.
- Phương pháp gián tiếp là dùng phương tiện trao đổi nhiệt (gián tiếp), chất thải độc hại ngưng tụ được thu hồi dễ dàng, không cần phải có thiết bị xử lý phân tách.