Phương pháp kỵ khí xlnt ngành chăn nuôi
Đã kiểm duyệt nội dung
Vì chi phí nhiên liệu hóa thạch tăng cao và ngăn chặn sự nóng lên trái đất từ chất thải chăn nuôi, phương pháp xử lý nước thải kỵ khí là chiến lược quản lý bền vững hơn trong tương lai. Việc sản xuất khí sinh học từ nguyên liệu thô được chứng mình là nguồn năng lượng tái tạo cần thiết và thân thiện với môi trường được nhiều quốc gia ứng dụng, kể cả Việt Nam.
Tuy nhiên, phải xem xét đến việc lựa chọn công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi heo hiệu quả và mang tính khả thi cao về mặt kinh tế nhưng vẫn đảm bảo tiêu chuẩn môi trường quốc gia.
Vai trò của công nghệ kỵ khí
Xử lý nước thải chăn nuôi bằng phương pháp kỵ khí là quá trình chuyển đổi sinh học, trong điều kiện không có oxy tạo ra vi khuẩn kỵ khí để tổng hợp và phân hủy chất hữu cơ. Nhờ phương pháp này mà người ta có thể thu thập được lượng lớn khí sinh học. Hỗn hợp khí sinh học là năng lượng từ chất thải hữu cơ, điều này hứa hẹn sẽ giảm lượng khí nhà kính và chống biến đổi khí hậu đáng kể.
Phương pháp này so với quy trình hiếu khí mang lại nhiều lợi thế hơn. Chẳng hạn như sản xuất bùn thấp, yêu cầu năng lượng thấp hơn và thu hồi nguồn năng lượng dồi dào. Đặc biệt, 90% năng lượng có sẵn sẽ chuyển hóa thành CH4 bằng cách oxy hóa trực tiếp và chỉ 10% năng lượng được tiêu thụ cho sự phát triển của vsv.
Công nghệ kỵ khí trong xử lý nước thải chăn nuôi
Có rất nhiều công nghệ kỵ khí dùng để xử lý chất thải chăn nuôi với nhiều đặc trưng và quy mô khác nhau. Mục đích chính của các công nghệ này là có hiệu quả loại bỏ chất ô nhiễm cao, hoạt động linh hoạt khi có sự biến động về tải trọng hữu cơ cao với khả năng giữ lại sinh khối lớn. Dưới đây là một số công nghệ kỵ khí thường dùng:
- AF: là hệ thống xử lý mạnh mẽ với khả năng giữ lại tốt các VSV trong môi trường.
- ASBR: có tính linh hoạt với quy trình phản ứng và lắng đọng cao. Ưu điểm của hệ thống này là xử lý đồng thời chất thải rắn và chất lỏng, chi phí vận hành và bảo trì thấp và hiệu suất loại bỏ chất hữu cơ, COD cao.
- IC: quy trình xử lý ổn định, loại bỏ COD từ 60 – 80% và thu được năng lượng sinh học lớn.
- UASB: là công nghệ phổ biến, thích hợp nguồn thải có tải trọng hữu cơ lớn. Ưu điểm của UASB là đặc tính lắng tuyệt vời với phạm vi xử lý rộng.
- EGSB: là hệ thống siêu lọc và dễ dàng kết hợp cùng công nghệ phản ứng theo mẻ.
Hầu hết, người ta thường ưu tiên sử dụng công nghệ UASB và EGSB trong các cơ sở chăn nuôi có quy mô lớn, đặc biệt ở Cuba. Vì cả 2 công nghệ này thu được hiệu quả cao trong việc loại bỏ chất rắn, chất hữu cơ và cho phép xử lý nước thải đạt chất lượng cao.
Ứng dụng công nghệ xử lý nước thải an toàn ở Cuba
Trong nhiều năm qua, chất thải chăn nuôi được xử lý trong bể xử lý nước thải kỵ khí thông thường. Tuy nhiên, loại bể này chỉ thích hợp với chất thải dạng rắn và không thích hợp để xử lý nước thải dạng loãng.
Ở Cuba, người ta cũng đã ứng dụng thành công mô hình công nghệ xử lý bằng mái vòm cố định. Hiệu quả của nó làm giảm tải lượng ô nhiễm từ 75 – 90% tùy thuộc vào từng đặc tính chất thải khác nhau. Nước thải được xử lý trong bể khử trùng dạng này có thể được bố trí thuận lợi trong ao oxy hóa hoặc dùng để tưới tiêu cho cây trồng. Vì hàm lượng chất rắn của chúng thấp.
Công nghệ này có thể được sử dụng đối với trạng trại chăn nuôi lớn từ 500 – 2000 con. Và những nhà máy xử lý nước thải này thường có khả năng tạo ra lượng khí sinh học cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt hoặc sản xuất điện năng.
Một trong những xu hướng trong những năm gần đây ở Cuba là sử dụng các ao có mái che có cấu trúc mái vòm của màng địa chất, trong đó có xảy ra quá trình oxy hóa sinh học và lưu giữ khí. Ở điều kiện tải trọng cao hiệu quả khử COD lên đến 78 – 90%. Nhưng nhược điểm của mô hình này tốn kém chi phí lắp đặt và thay thế các mái chế.
Trên đây là những chia sẻ về công nghệ XLNT trong lĩnh vực chăn nuôi, nếu Quý Doanh nghiệp cần tìm hiểu chi tiết hơn và cần tư vấn dịch vụ xử lý môi trường tại Hợp Nhất thì liên hệ ngay Hotline 0938.857.768.