Phương Pháp Quan Trắc Tự Động, Liên Tục 【Khí Thải】
Đã kiểm duyệt nội dung
Hiện nay, theo quy định của Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam và các Nghị định về quản lý khí thải thì với những nhà máy có lượng khí phát thải lớn thì phải thực hiện các phương pháp quan trắc tự động, liên tục. Theo tiêu chuẩn của Hoa Kỳ thì hệ thống đo khí thải liên tục được gọi là CEMS (Continuous Emission Monitoring System); theo tiêu chuẩn Châu u hoặc ISO được gọi là AMS (Automated Measuring System).
1. Giới thiệu quan trắc tự động, liên tục
Có hai phương pháp để đo nồng độ của khí thải liên tục: dẫn khí thải liên tục từ ống xả đến thiết bị đo đặt trong phòng thí nghiệm gần với nguồn xả thải hoặc chiếu ánh sáng trực tiếp đi xuyên qua ống xả thải.
Phương pháp quan trắc tự động bằng cách đo nồng độ khói thải liên tục thường được sử dụng cho các nguồn khí phát thải có nồng độ khí thay đổi liên tục, lưu lượng lớn như các nhà máy nhiệt điện, nhà máy lọc dầu, nhà máy luyện thép. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi độ chính xác cao của các thiết bị đo, các thiết bị đo nồng độ khí dễ bị hỏng do tác động bên ngoài môi trường. Để đánh giá độ chính xác của thiết bị đo liên tục, định kỳ hằng năm người kiểm định viên thường so sánh kết quả đo trực tiếp với một số kết đo thủ công để có đánh giá, bảo trì, hiệu chỉnh các thiết bị đo trong hệ thống quan trắc tự động.
2. Các phương pháp quan trắc tự động
a) Đo tự động nồng độ khí SO2
Đo tự động nồng độ khí SO2 tự động bằng các phương pháp tỷ lệ dẫn điện dung dịch, hấp thụ tia hồng ngoại, hấp thụ tia cực tím. Các vi phạm đo và điều kiện đo được thể hiện bằng bảng 1:
Bảng 1: Một số phương pháp đo tự động nồng độ khí SO2
Phương pháp đo |
Phạm vi đo |
Điều kiện áp dụng |
|
ppmm |
mg/Nm3 (25oC, 1 atm) |
||
Tỷ lệ dẫn điện dung dịch |
< 3000 |
< 7860 |
Áp dụng đối với trường hợp có thể bỏ qua các tác động của CO2, NH3, CxHy có trong khí thải. |
Hấp thu tia tử ngoại |
< 3000 |
< 7860 |
Áp dụng đối với trường hợp có thể bỏ qua các tác động của hơi nước, NH3, CxHy có trong khí thải. |
Hấp thu tia cực tím |
< 3000 |
< 7860 |
Áp dụng đối với trường hợp có thể bỏ qua các tác động của CO2 có trong khí thải. |
b) Đo tự động nồng độ khí NOx
Đo nồng độ khí NOx bằng các phương pháp như phổ phát xạ, phổ hấp thụ hồng ngoại, phổ hấp thụ tử ngoại. Các phạm vi đo và điều kiện đo được thể hiện trên bảng 2.
Bảng 2: Một số phương pháp đo tự động bằng nồng độ khí SO2
Phương pháp đo |
Phạm vi đo |
Điều kiện áp dụng |
||
NO, ppm |
mg/Nm3 (25oC, 1 atm) |
|||
NO |
NO2 |
|||
Phổ bức xạ |
<2500 |
<3075 |
<4700 |
Áp dụng đối với trường hợp có thể bỏ qua các tác động của CO2 có trong khí thải. |
Phổ hấp thụ hồng ngoại |
<2500 |
<3075 |
<4700 |
Áp dụng đối với trường hợp có thể bỏ qua các tác động của CO2, SO2, hơi nước, CxHy có trong khí thải. |
Phổ hấp thụ tử ngoại |
<2500 |
<3075 |
<4700 |
Áp dụng đối với trường hợp có thể bỏ qua các tác động của SO2, CxHy có trong khí thải. |
c) Đo tự động nồng độ bụi
d) Đo tự động nồng độ bụi trong khí thải thường được thực hiện theo các phương pháp: chắn tia sáng, tán xạ ánh sáng, tĩnh điện ma sát. Chi tiết các phương pháp này được giới thiệu trong bảng dưới đây:
|
Mô tả |
Đặc điểm |
Tán xạ ánh sáng |
Chiếu tia sáng vào dòng khói, ánh sáng sẽ bị tán xạ bởi các hạt bụi có trong khí thải. Cường độ tán xạ ánh sáng tỉ lệ với nồng độ bụi có trong dòng khói. |
Kết quả theo phương pháp này gần đúng với phương pháp hút đẳng tốc. |
Chắn tia sáng (opacity) |
Chiếu tia sáng vào dòng khói, một phần tia sáng đó sẽ bị chặn lại bởi các hạt bụi có trong dòng khói làm lượng ánh sáng giảm dần cho đến điểm đo quang. Đo lượng ánh sáng bị hấp thụ tương ứng với lượng bụi có trong dòng khói. Thông thường lắp thiết bị chiếu tia sáng và thiết bị thu quang trực tiếp ở 2 bên đối diện ngay trên ống khói. Tuy nhiên cũng có trường hợp hút dòng khói có chứa bụi dẫn vào đường ánh sáng đo được lắp ở bên ngoài ống khói. |
Công việc điều chỉnh trục ánh sáng gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên phương pháp này có ưu điểm là dễ dàng giám sát mức độ thay đổi nồng độ bụi và chi phí đầu tư tương đối thấp. |
Tĩnh điện ma sát |
2 vật rắn va chạm với nhau sẽ trao đổi điện tích gọi là tĩnh điện ma sát hoặc tĩnh điện tiếp xúc. Vì vậy, khi đưa đầu đo vào dòng khói có hạt bụi, nếu hạt bụi va vào cảm biến hoặc đi qua chỗ gần cảm biến sẽ sinh ra hiện tượng trao đổi điện tích. Qua đó sẽ xác định được nồng độ bụi tương đối tương ứng với mức độ lớn nhỏ của dòng điện phát sinh. |
Thiết bị dễ dàng lắp đặt và bảo trì |
Trên đây là một số thông tin về phương pháp quan trắc tự động, liên tục. Để kiểm soát tốt vấn đề môi trường tại cơ sở sản xuất, kinh doanh của mình, các chủ đầu tư cần có kế hoạch thực hiện chương trình quan trắc theo đúng quy định để tránh bị xử phạt.
Nếu Anh/Chị đang cần tìm một đơn vị chuyên tư vấn hồ sơ môi trường, hãy liên hệ Hợp Nhất theo Hotline: 0938.857.768 để được hỗ trợ nhanh chóng.