Phương Pháp Sản Xuất Giấy Từ Bã Mía
Đã kiểm duyệt nội dung
Từ một phế phẩm nông nghiệp, ngày nay bã mía được tận dụng để sản xuất giấy. Việc tái sử dụng này là giải pháp vừa giúp hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường vừa ngăn chặn tình trạng phá rừng. Vậy phương pháp sản xuất giấy từ bã mía được thực hiện như thế nào?
1. Giới thiệu sơ lược về bã mía
Bã mía là phần chất xơ còn sót lại từ quá trình sản xuất đường mía hoặc ép mía lấy nước. Nếu như trước kia bã mía là một phế phẩm bỏ đi thì hiện nay nó lại được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp và nông nghiệp.
Bã mía một loại sợ cỏ, dễ nấu và dễ tẩy trắng, cần ít hóa chất để xử lý hớn các loại nguyên liệu khác. Vì vậy, nó là nguyên liệu thô rất tốt để sản xuất ra giấy sau khi được khử men.
2. Tìm hiểu phương pháp sản xuất giấy từ bã mía
Phương pháp sản xuất giấy từ bã mía được tiến hành qua nhiều công đoạn như:
- Kiểm tra và chuẩn bị nguyên liệu: Bước đầu tiên trong quy trình sản xuất giấy từ bã mía là việc kiểm tra nguyên liệu đầu vào. Nguyên liệu được kiểm tra về độ sạch, không bị biến đổi nhiều do tác động của vi sinh vật lên men. Thông thường, người ta sẽ lấy bã mía từ các nhà máy mía đường vì chi phí hợp lý và nguồn nguyên liệu dồi dào hơn so với việc lấy bã mía từ các tiệm bán nước ép lấy nước.
- Sấy bã mía ở nhiệt độ 50oC: Sau đó bã mía được sấy ở nhiệt độ 50 độ C với luồng khí lưu thông cho đến khi độ ẩm còn xấp xử khoảng 10% khối lượng, sau khi sấy chúng được đóng gói và vận chuyển đến các nhà máy giấy.
- Nghiền bã mía thành bột: Sau khi được kiểm tra chất lượng, bã mía được chuyển qua giai đoạn nghiền nhuyễn thành bột. Trong quá trình này người ta có thể sử dụng thêm các nguyên liệu phụ trợ để chống thấm, cải thiện độ ẩm của bột. Quá trình nghiền bột giấy thành bã mía bao gồm các công đoạn như nấu --- > rửa --- > sàng lọc --- > tẩy trắng.
- Nấu bã mía: Bột bã mía sau khi nghiền được đưa vào thiết bị nấu với chế độ nấu liên tục kiềm và được thổi lạnh nhằm làm giảm nguy cơ hỏng sợi, tăng độ bền của bột giấy.
- Rửa bã mía: Bột giấy được làm rã ra và được đem đi lọc, rửa bằng nước. Bã mía được đem đi rửa trong thùng phuy chân không hoặc máy giặt trống chân không.
- Tẩy trắng bã mía: Quá trình tẩy trắng được thực hiện trong lò phản ứng thủy tinh được đun cách thủy ở 70oC và được khuấy liên tục suốt quá trình đun nóng. Kết thúc quá trình tẩy, bột giấy được lọ và rửa thật kỹ bằng nước lạnh cùng một lượng nhỏ metanol nhằm để loại bỏ thuốc tẩy trắng.
- Sản xuất thành giấy: Bột bã mía đã được tẩy trắng được trộn với một lượng sợi xơ dài nhất định và được sử dụng để làm nhiều loại giấy gia dụng và mỹ thuật cao cấp như khăn ăn, giấy vệ sinh cao cấp, giấy sao chép, giấy trắng phủ trắng, v.v…

Ưu điểm của các sản phẩm giấy được sản xuất từ bã mía:
- Sản phẩm có khả năng tự phân hủy sinh học trong vòng 6 tuần.
- Giảm lượng khí thải CO2 trong quá trình sản xuất và giúp tiết kiệm năng lượng.
- Không gây ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe con người.
- Hộp giấy được sản xuất từ bã mía có thể sử dụng được trong lò vi sóng.
- Thay thế cho bột gỗ giúp hạn chế tình trạng phá rừng, bảo vệ tài nguyên trừng.
3. Phương pháp sản xuất giấy từ bã mía – Xu thế tiêu dùng xanh
Theo các số liệu thống kê, mỗi năm có khoảng 1.45 tỉ tấn mía được sản xuất, tương đương với 435 triệu tấn bã mía có thể tái sử dụng để làm các hộp đựng thực phẩm an toàn. Với nguồn tài nguyên dồi dào như thế, chúng ta có thể tận dụng bã mía như một giải pháp hữu hiệu trong công cuộc bảo vệ môi trường, giảm bớt rác thải nhựa.
Bên cạnh đó, các dịch vụ ăn uống sử dụng sản phẩm tự nhiên cũng giúp nâng cao giá trị dịch vụ, thu hút nhiều khách hàng tiềm năng và từng bước tiến đến xu thế “ăn sạch sống xanh - sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường” của thế giới hiện nay.
Trên đây là một số thông tin về phương pháp sản xuất giấy từ bã mía. Với tình trạng ô nhiễm môi trường như hiện nay thì việc lựa chọn các sản phẩm tái chế từ thiên nhiên thay thế cho đồ nhựa có ý nghĩa to lớn trong bảo vệ môi trường.

Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài. Hợp Nhất rất hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp từ Quý bạn đọc để nội dung bài viết được hoàn thiện tốt hơn.
Bộ phận Truyền thông & Marketing - Tổng hợp
Có thể bạn quan tâm: