Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Phương Pháp Thu Gom Và Tái Sử Dụng Nước Mưa


323 Lượt xem - Update nội dung: 05-10-2023 10:17

Đã kiểm duyệt nội dung

Ở nước ta, thu gom, tích trữ nước mưa là truyền thống có từ rất lâu đời. Việc sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn nước rất cần thiết đối với mỗi người, góp phần vào việc bảo vệ và duy trì nước ngầm, nước mặt. Đặc biệt nếu tận dụng nước mưa hiệu quả sẽ giúp giảm thiểu tình trạng ngập lụt vào mùa mưa, đặc biệt là tại các vùng đô thị. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Môi trường Hợp Nhất tìm hiểu về phương pháp thu gom và tái sử dụng nước mưa hiệu quả.

Phương pháp thu gom và tái sử dụng nước mưa

1. Phương pháp thu gom nước mưa phổ biến hiện nay

Nước ta thuộc vùng nhiệt đới gió mùa với lượng mưa khá dồi dào khoảng 1.500 – 2.000mm/năm. Để tận dụng nguồn nước mưa này, các hộ gia đình ở khu vực nông thôn đều trang bị các thiết bị chứa nước.

Thu gom và tái sử dụng nước mưa không chỉ giúp mang lại nguồn nước sinh hoạt mà còn góp phần vào bảo vệ môi trường. Để thu gom nước mưa, người ta thường lắp đặt hệ thống thu gom nước mưa từ mái nhà.

2. Hệ thống thu gom nước mưa từ mái nhà

Đây là một trong những hạng mục quan trọng mà các hộ gia đình có mái nhà nào cũng phải lắp đặt khi xây dựng nhà ở. Hệ thống có vai trò thoát nước mưa, tránh tình trạng nước mưa bị ứ đọng gây thấm, dột nhà. Đặc biệt ở các vùng nông thôn, việc tích trữ nước mưa để phân bổ, sử dụng trong mùa khô có ý nghĩa quan trọng.

Ngoài ra nhờ có hệ thống thu gom nước mưa từ mái nhà, người ta có thể tận dụng nước mưa về bồn, bể chứa để sử dụng hoặc gom nước mưa về hệ thống nước thải.  Hệ thống có thể được thiết kế âm tường hoặc dạng ống lộ thiên được đặt bên ngoài tường dễ dàng quan sát. Khi thiết kế hê thống thu gom nước mưa từ mái nhà, cần tính toán kỹ nhu cầu sử dụng để mua thiết bị tích trữ cho phù hợp.

Hệ thống thu gom nước mưa từ mái nhà

3. Thu gom nước mưa hệ thống thoát nước ở đường phố

Xây dựng hố điều hòa: Ở các vùng đô thị lớn của nước ta như Hà Nội và TP. HCM hệ thống gom nước mưa chủ yếu là gom chung cả nước mưa và nước thải và việc điều tiết lưu lượng dòng chảy thường dựa vào các hố điều hòa.

Nước mưa ở vỉa hè, đường phố trước khi đi vào hệ thống thoát nước chung cần được lắng sơ bộ rồi chảy vào các lỗ khoan.

Xây bể chứa ngầm: Các bể chứa ngầm có tác dụng thu gom, tích trữ nước mưa từ mái nhà cho từng hộ gia đình ở đô thị, giảm áp lực cho hệ thống thoát nước đô thị.

4. Phương pháp tái sử dụng nước mưa

Ở nông thôn, nước mưa được hình thành ở các khu vực bị ô nhiễm nguồn nước hoặc thường xuyên phun thuốc trừ sâu cho cây trồng thì trong thành phần của nước mưa cũng chứa nhiều chất độc hại.

Còn ở đô thị bên cạnh các chất ô nhiễm như chất hữu cơ, SS, nước mưa đô thị còn nhiễm các kim loại nặng như Al, Mn, Zn, Ni, Pb, Cd, Cu,…các chỉ số ô nhiễm này còn phụ thuộc vào tải lượng của các phương tiện giao thông.

4.1. Sử dụng công nghệ lọc RO

Công nghệ lọc nước mưa qua màng lọc, nước sau khi lọc rất tinh khiết và có thể sử dụng trực tiếp. Tuy nhiên quá trình lọc bằng công nghệ RO yêu cầu áp lực lớn và tiêu tốn nhiều năng lượng và dòng nước thải bỏ lên đến 40 – 70%. Bên cạnh đó, công nghệ này không giữ lại các khoáng chất vi lượng tốt cho cơ thể như magie, canxi…, sau một thời gian lọc màng dễ bị tắt.

xử lý nước bằng hệ thống lọc RO
Xử lý nước bằng hệ thống lọc RO (Ảnh minh họa)

4.2. Sử dụng công nghệ CDI (Capacitive Deionization)

Công nghệ CDI: Sử dụng điện cực siêu hấp thụ tĩnh điện để xử lý nước mưa.

Nước mưa được gom từ các hệ thống ống dẫn nước trên mái nhà, đi qua hệ thống ống dẫn nước vào các lõi điện cực âm và cực dương đặt song song với chiều di chuyển của nước. Nước đi song song giữa các lớp điện cực, các ion hòa tan bị giữ lại giữa 2 bên điện cực.

Ưu điểm:

  • Giữ các chất khoáng có trong nước mà công nghệ truyền thống không làm được.
  • Công nghệ hiện đại trong xử lý nước uống.
  • Có khả năng điện phân phân tử độc trước khi lọc nước.
  • Giải quyết nhu cầu của người dân.
  • Tỉ lệ nước thải ra rất thấp, chỉ từ 5 %- 20%.
  • Lõi lọc CDI có tuổi thọ bền > 5 năm.
  • Biến nước mưa thành nước sinh hoạt, có thể dùng trong sản xuất giúp đem lại hiệu quả kinh tế.

Nhược điểm:

  • Cục lọc CDI không lọc được 100% vi sinh vật.
  • Ở quy mô công nghiệp cần kết hợp thêm công nghệ ozone để lọc vi sinh vật hiệu quả hơn.
  • Công nghệ CDI chỉ phù hợp với nhà ở mặt đất có mái hứng nước mưa, đối với các hộ gia đình ở chung cư không thể ứng dụng do không thể lắp đặt và hứng nước.

Tóm lại, việc ứng dụng các phương pháp thu gom và tái sử dụng nước mưa là rất cần thiết, phù hợp với xu thế chung về quy hoạch khai thác và sử dụng nước hợp lý. Đồng thời việc tích trữ, chuyển nước từ mùa này sang mùa kia nhằm sử dụng hiệu quả tiết kiệm nguồn nước là giải pháp hữu hiệu trong bối cảnh tài nguyên nước đang dần bị suy thoái và cạn kiệt.

Bộ phận Truyền thông & Marketing: Tổng hợp

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(11:23 30-11-2023)
Khi nhà máy bia của bạn hoạt động ở quy mô lớn nhưng lại chưa thiết kế hệ thống xử lý nước thải hoặc có nhưng ...
(09:45 29-11-2023)
Có nhiều cách nuôi cấy vi sinh khác nhau, mỗi đơn vị vận hành sẽ linh hoạt áp dụng để phù hợp nhất với mỗi loại ...
(09:46 27-11-2023)
Bùn vi sinh nổi tại bể lắng là một trong những sự cố thường gặp trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước ...
(10:16 24-11-2023)
Tảo nở hoa là hiện tượng tăng đột biến số lượng tảo trong hệ thống thủy sinh với số lượng tế bào vượt mức ...
(08:48 15-11-2023)
Hợp Nhất - Công ty môi trường chuyên cung cấp các loại hóa chất, vi sinh xử lý nước thải: NaoH, Polyme, PAC, Phèn nhôm, ...
(08:32 14-11-2023)
Chậm nộp báo cáo công tác bảo vệ môi trường bị xử phạt như thế nào là câu hỏi được nhiều người quan tâm trong ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768