Phương pháp trung hòa nước thải chứa axit
Đã kiểm duyệt nội dung
Nước thải phát sinh từ các quá trình sản xuất của một số ngành công nghiệp có chứa hàm lượng axit cao như nước thải chế biến mủ cao su. Phần lớn dòng thải chứa axit và cả dòng thải chứa kiềm thường có chứa các muối kim loại nặng, chúng cần được loại bỏ. Vậy hiện nay có những phương pháp trung hòa nước thải chứa axit nào?
1. Các phương pháp trung hòa nước thải chứa axit
Đầu tiên chúng ta cần hiểu rõ, phương pháp trung hòa xử lý axit trong nước thải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như:
- Dạng axit, nồng độ axit chứa trong nước thải công nghiệp;
- Liều lượng và chế độ dẫn nước thải vào bể trung hòa;
- Các hóa chất thích hợp;
- Điều kiện thực tế của từng nơi.
Có 3 phương pháp trung hòa nước thải chứa axit thường dùng, cụ thể đó là:
- Dùng hóa chất;
- Lọc qua lớp hóa chất kiềm;
- Trộn với nước thải chứa kiềm.
2. Trung hòa nước thải chứa axit bằng hóa chất
Có 3 loại nước thải chứa axit:
- Nước thải chứa axit yếu (H2CO3, CH3, CH3COOH).
- Nước thải chứa axit mạnh (HNCO3,HCl,), các muối canxi của chúng dễ tan trong nước.
- Nước thải chứa axit mạnh (H2CO3 H2SO4), các muối canxi của chúng khó tan trong nước.
Lựa chọn hóa chất để trung hòa sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như:
- Loại axit và nồng độ của chúng.
- Độ hòa tan của các muối được hình thành trong phản ứng hóa học.
Để trung hòa các axit vô cơ, có thể sử dụng bất kỳ chất kiềm nào nhưng thường nhất là vôi sữa 5% –10% Ca(OH)2, CaCO3, MgCO3, NaOH, KOH, Na2CO3, v.v…
3. Trung hòa nước thải chứa axit bằng cách lọc qua lớp hóa chất kiềm
Đối với nước thải công nghiệp có chứa HCL, HNO3, H2SO4 với hàm lượng dưới 1.5g/l và không chứa muối kim loại nặng có thể ứng dụng phương pháp lọc qua lớp vật liệu lọc kiềm: đá vôi, megazit, đá hoa cương, đôlômit,… với kích thước của các hạt 3-8cm để trung hòa.
Lưu ý:
Việc trung hòa nước thải chứa axit bằng lọc qua lớp vật liệu lọc kiềm được thực hiện trong điều kiện không có các muối kim loại nặng hòa tan trong nước thải chứa axit. Bởi nếu pH>7, chúng sẽ lắng thành cặn khó tan và có khả năng làm bít vật liệu trung hòa.
Quá trình trung hòa xảy ra khi nước thải chứa axit tiếp xúc với vật liệu lọc ở trong thiết bị lọc – trung hòa. Tốc độ lọc tính toán phụ thuộc vào vật liệu nhưng không quá 5m/h và thời gian tiếp xúc không dưới 10 phút.
4. Trộn nước thải chứa axit và nước thải chứa kiềm
Phương pháp trung hòa lẫn nhau giữa nước thải chứa axit và nước thải chứa kiềm được ứng dụng rộng rãi.
Trong công nghệ sản xuất hóa chất thường gồm các phân xưởng sản xuất axit và các phân xưởng kiềm. Nước thải chứa axit thường có chế độ xả thải ổn định trong ngày đêm. Trong khi đó nước thải chứa kiềm từ các phân xưởng sản xuất kiềm có chế độ sản xuất gián đoạn (1,2 lần trong ngày đêm). Do vậy nước thải chứa kiềm thường được chứa trong bể chứa để có đủ lượng kiềm cần thiết để trung hòa lẫn nhau với nước thải chứa axit.
Đặc biệt, đối với ngành công nghiệp xi mạ, trong dây chuyền sản xuất có 2 công đoạn: làm sạch bề mặt nguyên liệu cần mạ (tạo ra nước thải có tính kiềm mạnh) và công đoạn tẩy gỉ kim loại (tạo ra nước thải có tính axit mạnh). Do đó, người ta thường tận dụng hai loại nước thải này để trung hòa lẫn nhau.
Trong trường hợp lưu lượng và nồng độ nước thải chứa axit và nước thải chứa kiềm không đủ để trung hòa lẫn nhau thì lúc đó người ta sẽ bổ sung vào lượng hóa chất cần thiết.
Cụ thể: Nếu lượng nước thải chứa kiềm không đủ để trung hòa lượng nước thải chứa axit thì sẽ thêm các hóa chất như CaCO3, CaO, Ca(OH)2,MgO, Mg(OH)2.
Trên đây là một số thông tin về các phương pháp trung hòa nước thải chứa axit được Hợp Nhất tổng hợp và chia sẻ đến Quý bạn đọc. Ngoài nước thải có tính axit, thành phần nước thải cũng vô cùng đa dạng tùy thuộc vào ngành nghề sản xuất như nước thải có tính kiềm, nước thải có độ màu, nước thải có chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao, protein cao, nước thải có chứa hàm lượng vi khuẩn cao (nước thải y tế), v.v….
Ứng với mỗi đặc trưng riêng của nước thải mà các đơn vị xử lý chuyên nghiệp sẽ đề xuất công nghệ xử lý phù hợp.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của Công ty môi trường Hợp Nhất. Mọi thắc mắc hoặc ý kiến đóng góp nội dung bạn có thể để lại bình luận bên dưới.
Bài viết liên quan: