Phương pháp trung hòa nước thải chứa kiềm
Đã kiểm duyệt nội dung
Trung hòa nước thải chứa kiềm là làm thay đổi nồng độ pH trung tính trong nước thải. Thông thường, nước thải của một số ngành công nghiệp đặc trưng như ngành sản xuất giấy, bột giấy là loại nước thải có chứa nồng độ kiềm cao, pH dao từ 10 -12. Vì vậy cần trung hòa, bổ sung axit nhằm tách các muối kim loại nặng lắng xuống đáy bể, giúp các bước xử lý tiếp theo thuận lợi hơn.
1. Các phương pháp trung hòa nước thải chứa kiềm
Một số phương pháp trung hòa nước thải chứa kiềm phổ biến hiện nay là trộn nước thải chứa kiềm và nước thải chứa axit, bổ sung hóa chất vào nước thải chứa kiềm, dùng khói, khí thải từ lò đốt để trung hòa.
1.1. Hòa tan giữa nước thải chứa kiềm và nước thải chứa axit
Hòa tan nước thải chứa kiềm và nước thải chứa axit là phương pháp được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Đây là sự kết hợp giữa 2 phân xưởng trong cùng một nhà máy hoặc giữa 2 nhà máy khác nhau. Tại nhiều nhà máy sản xuất, trong công nghệ sản xuất hóa chất thường chia làm hai phân xưởng gồm xưởng sản xuất axit và xưởng sản xuất kiềm. Phân xưởng sản xuất axit thường cho ra nước thải chứa axit còn phân xưởng chứa kiềm xả ra nước thải chứa kiềm. Do đó, người ta thường tận dụng hai loại nước thải này để trung hòa với nhau.
Nếu lưu lượng, nồng độ của nước thải chứa axit và nước thải chứa kiềm không đủ để trung hòa với nhau thì người ta sẽ châm thêm các hóa chất bổ sung như MgO, Ca(OH)2, CaO, CaCO3, Mg(OH)2, v.v…
1.2. Bổ sung hóa chất vào bể chứa nước thải có tính kiềm
Dùng bơm định lượng để bơm các hóa chất như hypochlorite hoặc soda vào nước thải có tính kiềm nhằm đảm bảo các chỉ số pH về mức phù hợp. Một số trường hợp cần đến Kali để điều chỉnh độ pH.
Sử dụng hạt nâng độ pH: Làm cân bằng độ pH trong nước và trung hòa cacbon đioxit tự do.
1.3. Dùng khói, khí thải khói từ lò đốt để trung hòa nước thải chứa kiềm
Một phương pháp khác để trung hòa nước thải chứa kiềm là dùng các axit khác nhau hoặc khí thải chứa tác nhân axit như CO2, SO2, NO2… Việc kết hợp sử dụng khí thải xử lý nước thải kiềm vừa giúp mang lại hiệu quả xử lý vừa giúp tiết kiệm chi phí.
Khí CO2 chiếm phần lớn trong khí thải, khi hòa tan vào nước sẽ tạo thành axit yếu và phản ứng trung hòa với kiềm dư. Cụ thể như sau:
CO2 + H2O = H2CO3
H2CO3 + 2NaOH = Na2CO3 + 2H2O
H2CO3 + Na2CO3 =2NaHCO3 + H2O
2. Công nghệ xử lý nước thải chứa kiềm
Hiện nay, để xử lý nước thải chứa kiềm cao như nước thải từ các ngành sản xuất giấy, bột giấy, người ta sử dụng công nghệ xử lý với quy trình như:
- Hố thu gom + song chắn rác: Nước thải từ nguồn phát sinh được dẫn về hố thu gom. Tại hố, người ta bố trí song chắn rác để loại bỏ các loại rác thô, chất rắn có kích thước lớn nhằm tránh gây ảnh hưởng đến các công trình xử lý sau đó.
- Bể điều hòa: Ổn định lưu lượng, thành phần chất ô nhiễm trong dòng chảy. Trong bể, hệ thống phân phối khí hoạt động liên tục nhằm tránh tình trạng lắng bùn cặn và gây mùi hôi.
- Bể keo tụ tạo bông: Các hóa chất như polymer, Pac được châm vào bể thúc đẩy quá trình keo tụ, tạo bông. Các hạt cặn nhỏ liên kết lại với nhau hình thành các bông cặn có kích thước lớn hơn.
- Bể tuyển nổi: Nhờ vào hệ thống cung cấp khí hòa tan giúp cho các bông cặn nổi lên mặt nước và được thu về sau đó được vớt trên bề mặt. Phần bùn nổi được chuyển sang bể chứa bùn và xử lý.
- Bể oxic: Diễn ra quá trình xử lý sinh học hiếu khí nhờ vào hoạt động của các vi sinh vật nhằm oxy hóa chất hữu cơ dạng hòa tan và dạng keo trong nước thải. Vi sinh vật (bùn hoạt tính) hấp thụ oxy và chất ô nhiễm trong nước thải, sử dụng nitơ, photpho để tổng hợp thành tế bào mới và giải phóng năng lượng.
- Bồn lọc áp lực: Loại bỏ các chất rắn lơ lửng còn sót lại sau quá trình xử lý. Nước thải sau khi đi qua bồn lọc áp lực sẽ đạt tiêu chuẩn xả thải theo quy định.
Trên đây là các phương pháp trung hòa nước thải chứa kiềm và gợi ý công nghệ xử lý phù hợp. Nếu Quý bạn đọc có câu hỏi về xử lý nước thải hoặc đóng góp về nội dung có thể để lại bình luận bên dưới. Công ty môi trường Hợp Nhất sẵn sàng hỗ trợ. Xin cảm ơn.